Nếu bạn là người yêu thích lịch sử, muốn tìm hiểu về triều đại nhà Nguyễn thì hãy đến bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế. Du lịch Huế đến đây, bạn sẽ được khám phá rất nhiều bộ sưu tập cổ vật. Cũng như chiêm ngưỡng các tác phẩm điêu khắc Chăm pa đặc sắc. Hãy cùng theo chân tourhue.vn ngay nhé.
Giới thiệu chung về bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế
Giới thiệu Cung đình Huế với lịch sử hơn 140 năm, triều đại nhà Nguyễn đã để lại cho con cháu một kho tàng văn hoá, nghệ thuật đồ sộ. Đến nay những giá trị văn hoá ấy vẫn được bảo tồn và gìn giữ tại bảo tàng Cung đình.
Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế ở đâu?
Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế tiếng anh là Hue Royal Antiquities Museum. Khu bảo tàng này hiện tọa lạc tại địa chỉ: số 3 Lê Trực, p. Phú Hậu, tp. Huế, trong một khuôn viên xanh mát rộng tới 6.330m2.
Bảo tàng Cổ vật Cung đình là nơi lưu giữ, trưng bày các cổ vật Huế xưa, chủ yếu đến từ thời nhà Nguyễn. Những bộ sưu tập này chủ yếu là ấn triện, tập nhạc dùng khi tế lễ, tranh gương, súng thần công, đồ sứ…
Lịch sử của bảo tàng Cổ Cung đình Huế
Ban đầu, bảo tàng Cổ vật Cung đình có tên là Musee Khai Dinh hay bảo tàng Khải Định. Bảo tàng ra đời năm 1923 và được xem là bảo tàng Huế đầu tiên trên mảnh đất cố đô.
Theo dòng lịch sử thì bảo tàng Cổ vật Cung đình đã trải qua 14 đời quản thủ và có 6 lần được đổi tên:
- Năm 1947 – Tàng Cổ Viện Huế (thời Hội đồng chấp chính Trung Kỳ)
- Năm 1958 – Viện bảo tàng Huế (thời tổng thống Ngô Đình Diệm)
- Năm 1979 – Nhà trưng bày cổ vật
- Năm 1992 – Bảo tàng Cổ vật Huế
- Năm 1995 – Bảo tàng mỹ thuật cung đình Huế
- Đến nay – Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế
Trước năm 1945, bảo tàng Cổ vật Cung đình được biết đến là bảo tàng sáng giá nhất ở Đông Dương. Bảo tàng này được nhiều học hội, nhà nghiên cứu nổi tiếng thế giới biết đến.
>> Đọc thêm bài: Khám phá sông Hương Huế -“Trái tim” của vùng đất cố đô
Bảo tàng cổ vật Cung đình Huế giá vé và thời gian mở cửa
Bảo tàng Cổ vật là địa điểm tham quan hấp dẫn dành cho du khách thập phương. Do đó, giá vé và giờ mở cửa cũng được rất nhiều người quan tâm, lưu ý. Hãy note lại thông tin để bổ sung cho chuyến đi tới đây nhé.
Giá vé bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế
- Giá vé tham quan bảo tàng cho người lớn: 50.000đ/người
- Giá vé tham quan bảo tàng cho người lớn (7 -12 tuổi: Miễn phí
- Giá vé tham quan bảo tàng – cung An Định: 80.000đ/người (trẻ nhỏ được miễn phí vé).
Thời gian mở cửa bảo tàng
Thời gian hoạt động của bảo tàng Cổ Vật cung đình Huế từ thứ 2 đến chủ nhật. Mùa đông sẽ là từ 6h30 – 17h30 và mùa hè là từ 7h – 17h30.
Vào mùa hè, do thời tiết tốt nên giờ bán vé và đóng mở của bảo tàng sẽ có chút thay đổi:
- Thời gian mở bán vé: 7h – 17h30
- Thời gian mở cửa để du khách tham quan: từ 7h – 18h
Nên tham quan bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế vào lúc nào?
Bảo tàng mở cửa cả tuần nên bạn có thể đến tham quan bất kỳ lúc nào mình muốn. Tuy nhiên, thời điểm lý tưởng nhất là vào mùa khô, từ tháng 3 đến tháng 9 hàng năm.
Đây là lúc mà thời tiết ở cố đô Huế khá đẹp, trời trong xanh, quang mây, không bị ảnh hưởng của mưa gió. Do đó, rất thích hợp cho việc đi lại và khám phá các địa điểm.
Bạn cũng có thể đi bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế vào các tháng khác trong năm, tuy nhiên hãy xem kỹ thời tiết trước khi đi để tránh đi vào những ngày mưa, khó check in.
Nếu được, bạn hãy tới bảo tàng vào sáng sớm nhé, vì thời tiết buổi sáng khá mát mẻ, dễ chịu, không oi bức. Bạn có thể tới đây vừa chụp ảnh, vừa hít thở chút không khí trong lành tại đây.
Hướng dẫn đường đi đến bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế
Tọa lạc ngay trong khu vực Đại Nội Huế, du khách sẽ không quá khó khăn khi tìm đường đến bảo tàng Cổ vật Cung đình. Bạn có thể đi theo gợi ý dưới đây để nhanh chóng đến bảo tàng nhé.
Cung đường đến bảo tàng Cổ vật
Từ trung tâm thành phố Huế, bạn chạy xe tới đường Lê Lợi, sau đó đi qua cầu Trường Tiền, đi thẳng đến giao lộ Đông Ba. ở giao lộ này, bạn sẽ rẽ phải vào đường Hùng Vương.
Tiếp đó sẽ đi qua hết cầu An Hoà. Qua cầu An Hoà, bạn rẽ phải vào đường Hà Nội, tiếp tục chạy thẳng thêm 1,5 kilomet nữa thì sẽ thấy bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế nằm ngay đường Lê Trực.
Phương tiện để đến bảo tàng
Muốn đến bảo tàng, bạn có thể di chuyển bằng xe taxi hoặc xe máy.
- Xe máy: bạn có thể thuê ở các cửa hàng ngay trung tâm với giá từ 120k -150k/xe/ngày. Hoặc bạn có thể sử dụng dịch vụ cho thuê xe của khách sạn nơi bạn ở (nếu có). Chú ý kiểm tra xe, xăng xe đầy đủ khi đi.
- Taxi: Ở Huế có đội ngũ taxi cao cấp và phục vụ rất nhanh chóng. Giá taxi di chuyển tới bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế từ trung tâm khoảng 80k/chiều. Bạn có thể thuê taxi Mai Linh, Thành Công Huế, Vinasun Huế…
Ngoài ra, nếu có nhiều thời gian và muốn thư thả ngắm cảnh sắc nội đô Huế thì bạn có thể thuê xe đạp hoặc xích lô. Hai phương tiện này rất thân thiện với môi trường nên cũng được nhiều du khách ủng hộ sử dụng.
>> Xem thêm: Thuê xe máy Huế list 15 địa điểm cho thuê uy tín giao tận nơi
Thuyết minh bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế kiến trúc có gì đặc biệt?.
Bảo tàng Cổ vật Cung đình ở Huế là nơi lưu giữ đầy đủ những ký ức một thời vàng son của cuộc sống vương triều nhà Nguyễn. Tại đây, bạn sẽ được chiêm ngưỡng kiến trúc Cung đình Huế cùng 9000 cổ vật của dưới thời các vua Nguyễn và gần 100 cổ vật thời Champa
– Khuôn viên bảo tàng
Bảo tàng được thiết kế chi tiết với kiến trúc tinh tế, được xây dựng nên từ các vật liệu như: đá cẩm thạch, gỗ quý, gạch, tạo thành biểu tượng của sự quyền lực, kiêu sa.
Tổng diện tích bảo tàng là 6.330m2, trong đó, toà nhà chính giữa rộng 1.185m2. Bên cạnh còn có sân vườn và một số khu nhà phụ làm nơi trưng bày cổ vật.
Khuôn viên bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế mở ra sự thoáng đãng với cái sân đầy cỏ, hồ nước, cây cổ thụ. Trong khuôn viên còn trồng thêm nhiều hoa tươi, bài trí các tiểu cảnh để du khách check in.
– Điện Long An
Điện Long An được xây dựng vào năm 1845 dưới thời vua Thiệu Trị. Nơi đây được biết đến là một trong nhiều công trình có kiến trúc cung đình đẹp nhất cả nước.
Điện Long An gây ấn tượng bởi hệ thống kết cấu bằng gỗ vơi 128 cột lim vững chãi theo kiểu “trùng thiềm điệp ốc”. Trên các cột đều được chạm trổ hình long, ly, quy, phụng tinh tế và hơn 1000 bài thơ chữ Hán.
Bộ kèo của điện Long An bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế cũng được chạm trổ hình lưỡng long tranh châu rất tinh xảo. Đồng thời được xem là bộ vì kèo đẹp nhất ở Kinh thành Huế.
Phần mái của điện lợp ngói âm dương tráng men vàng nhìn rất thanh nhã. Nội thất bên trong điện không chỉ bằng gỗ sơn son thiếp vàng mà còn được làm từ khảm trai, khảm xương, sử ngà, xà cừ.
Bên trong Cung đình Huế điện Long An trưng bày rất nhiều hiện vật bằng sành sứ, vàng, pháp lam Huế, ngự dụng, ngự y…
– Khu trưng bày đồ dệt
Trong văn hoá xưa, đồ dệt đóng vai trò quan trọng phản ánh đời sống sinh hoạt của nhân dân thời ở mỗi thời kỳ. Tham quan khu trưng bày đồ dệt, du khách sẽ được tận mắt nhìn thấy rất nhiều sản phẩm được làm khéo léo, kỳ công.
Các mẫu áo dài, hoàng phục được làm từ vải cao cấp như nhung, lụa với hoạ tiết truyền thống. Trên áo sẽ được trang trí bằng những chiếc nút ngọc quý, thể hiện sự tinh tế và quyền lực của triều đình.
Khu đồ dệt bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế còn có các sản phẩm dệt thủ công bằng tay như tranh dệt, tấm thảm và nhiều tác phẩm đến từ các làng nghề truyền thống Huế. Mỗi sản phẩm đều thể hiện tài năng, sự khéo léo của người thợ dệt.
– Khu trưng bày đầu hồ
Đầu hồ (ném bình) là một trò chơi của giới thượng lưu ngày xưa, có nguồn gốc từ Trung Hoa. Đầu hồ đã trở thành một thú tiêu khiển của vua chúa trong lúc rảnh rỗi. Được biết vua Tự Đức và vua Bảo Đại rất giỏi trong trò chơi này.
Hiện tại ở Huế vẫn còn lưu giữ 5 bộ đầu hồ thì có tới 4 bộ đang được trưng bày tại bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế. Bộ sưu tầm đầu hồ ở bảo tàng rất đa dạng về hình dáng, chất liệu như khảm xà cừ, lam nạm ngọc…
– Khu trưng bày trang phục Cung đình Huế
Tham quan bảo tàng, bạn sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng những bộ hoàng phục, trang phục của triều Nguyễn được thiết kế tỉ mỉ, tinh tế.
Tính đến nay, bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế vẫn lưu giữ 100 bộ quần áo của các vua chúa, hoàng tử, hoàng hậu, các quan, lính tráng.
Mỗi bộ đều đi kèm với mũ, quần, đai, hia hài và được làm từ nhiều màu sắc khác nhau. Các trang phục cung đình được sử dụng trong các dịp cụ thể như: long bào thiết triều, trang phục nghi lễ, thường phục.
– Khu trưng bày cổ vật Chăm pa
Không chỉ trưng bày các cổ vật từ thời nhà Nguyễn, bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế còn có khu vực dành riêng cho cổ vật Champa. Khu vực này hiện trưng bày 80 hiện vật, nhiều hiện vật được chuyên gia đánh giá là di sản văn hoá quý hiếm.
Tham quan khu cổ vật Chăm pa, du khách sẽ được nhìn thấy các hiện vật từ vùng châu Lý, châu Ô ngày xưa hay các món được khai quật ở Trà Kiệu năm 1927.
Khu vực này giúp du khách hiểu hơn về vị trí đặc biệt của văn hoá Chăm pa trong quá trình hình thành, phát triển các giá trị văn hoá đặc sắc của cố đô Huế.
– Bộ sưu tập đồ gốm sứ
Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế cũng lưu giữ bộ sưu tập gốm sứ với 3.700 hiện vật. Bao gồm gốm tráng men thời nhà Lý – Nguyễn hay các món gốm sứ từ Nhật Bản, Trung Hoa, Pháp.
Đồ gốm sứ thuộc nhiều loại hình khác nhau như: đồ sinh hoạt, đồ tế tự, đồ trang trí, đồ nghi lễ… Nổi bật là nhóm đồ sứ trang trí có nhiều hiện vật kích thước lớn như: chậu, thống, đôn để đặt ở cung điện, sân chầu.
Trong đó phải kể đến đồ sứ men lam hay Bleu de Hue được chế tác tinh xảo. Loại đồ gốm này được nhà Nguyễn đặt làm từ các lò gốm nổi tiếng ở Trung Quốc và là các tác phẩm “độc nhất vô nhị” tại bảo tàng.
– Bộ sự tập tiền cổ
Ngoài bộ sưu tập gốm sứ, bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế còn có bộ sưu tập tiền cổ quý giá xếp theo nhiều chuyên đề và được coi là duy nhất tại Việt Nam.
Du khách sẽ được nhìn thấy các đồng tiền, giấy tiền từ nhiều triều đại khác nhau. Mỗi đồng tiền hay giấy tiền sẽ mang đậm dấu ấn và chế độ cai trị của thời đại đó.
Thông qua bộ sưu tập màu, du khách có thể hiểu thêm về cuộc sống của người dân thời bấy giờ. Tới tham quan, bạn sẽ được chiêm ngưỡng đồng tiền song long thời Thiệu Trị hay những đồng tiền, thỏi vàng trong kho báu nhà Nguyễn.
Tham quan bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế mang đến trải nghiệm gì?
Bảo tàng Cổ vật Cung đình huế đánh giá là một công trình kiến trúc nghệ thuật điêu khắc gỗ vô cùng độc đáo. Trong chuyến du lịch tour Huế 2 ngày 1 đêm, bạn đừng quên đến đây để khám phá thiết kế ấn tượng này nhé
+ Tìm hiểu về dấu ấn lịch sử huy hoàng của triều Nguyễn
Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế là nơi lưu giữ đầy đủ các hiện vật liên quan đến triều Nguyễn. Thông qua những hiện vật này, du khách sẽ có cái nhìn tổng quan về cuộc sống cung đình Huế.
Bảo tàng đưa du khách trở lại với thời kỳ lịch sử đầy huy hoàng của hoàng cung Huế, đặc biệt là của triều Nguyễn. Đồng thời nhìn lại sự giao thoa văn hóa trong giai đoạn lịch sử đầy biến động.
+ Tham quan triển lãm chuyên đề
Bên cạnh các khu trưng bày cổ vật thì bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế cũng thu hút du khách bởi nhiều triển lãm chuyên đề thú vị, mang dấu ấn văn hoá cố đô.
- Triển lãm “Hoàng đế Thiệu Trị với đời sống văn hoá mỹ thuật Cung đình Huế”.
- Triển lãm trưng bày “Sắc hoa trong cung đình Huế”
- Triển lãm “ Rồng và Phượng trên bảo vật triều đại Nguyễn”.
- Triển lãm “Đạo thờ Mẫu trong văn hóa cung đình”.
+ Check in tại Bảo tàng cổ Cung đình Huế
Tham quan, khám phá khu di tích, ngoài việc chiêm ngưỡng kiến trúc và các cổ vật, bạn đừng quên check in để lưu giữ kỷ niệm khi đến đây.
Hiện tại, bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế cho phép mọi người được chụp ảnh ở khu vực khuôn viên bên ngoài nơi có rất nhiều cây xanh bao quanh. Vì thế, bạn có thể lên đồ và tranh thủ “sống ảo” với background bảo tàng cổ kính, tuyệt đẹp.
>> Gợi ý bài viết: TOUR HUẾ 1 NGÀY TỪ ĐÀ NẴNG
Đến bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế nên ăn gì, ăn ở đâu?
Tọa lạc ngay trung tâm thành phố nên bạn rất dễ dàng có thể tìm thấy nhiều món ăn và quán ăn ngon gần bảo tàng. Bạn có thể tìm kiếm món để thưởng thức hoặc ăn theo gợi ý dưới đây.
– Bánh khoái Hồng Mai
- Địa chỉ: 110 đường Đinh Tiên Hoàng, P. Phú Hậu, Huế
Ra đời từ năm 1986, bánh khoái Hồng Mai là một thương hiệu rất nổi tiếng xứ Huế. Những chiếc bánh khoái giòn tan được làm từ các nguyên liệu đặc trưng, ăn kèm với rau xanh, vả, đồ chua và bát nước chấm bí truyền.
Quán sở hữu không gian sạch sẽ, rộng rãi và thoáng mát. Ngoài bánh khoái, quán còn bán kèm thêm món nem lụi cũng rất thơm ngon.
– Chè Huế
Nhắc đến ẩm thực Huế thì không thể không nhắc tới các món chè. Chè Huế nổi tiếng bởi sự đa dạng và cả những hương vị đặc trưng, khó kiếm.
Bạn có thể chọn lựa từ chè sen, chè đậu ván đến chè chè trôi nước, chè kê hay chè bột lọc heo quay. Nếu đi bảo tàng cổ vật Cung đình Huế, bạn có thể ghé qua thưởng thức ở:
- Chè mợ Tôn Đích – 20 đường Đinh Tiên Hoàng, Phường Phú Hoà, Huế
- Chè Huế 20 món ngọc Hiền – 67 Trần Hưng Đạo, Phường Phú Hoà, Huế
– Bánh canh cá lóc dì Hương
- Địa chỉ: 14 đường Lê Thánh Tôn, P. Phú Hậu, Huế
Một quán ăn bình dân, nằm cách bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế chỉ tầm 400 mét với không gian thoáng đãng, sạch sẽ.
Bánh canh ở quán dì Hương được đánh giá là có nước dùng ngọt thơm, cá lóc ngọt thịt, ướp thấp gia vị. Thực khách có thể chọn bánh canh bột gạo hoặc bánh bột gạo tuỳ sở thích. Giá cả cũng phải chăng.
Gợi ý một số điểm lưu trú gần bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế
Trong chuyến du lịch đến Huế, bạn có thể ở lại nghỉ chơi thêm vài ngày để khám phá bảo tàng và các địa điểm khác. Để tiện cho việc đi lại, tham quan, tourhue.vn sẽ gợi ý cho bạn một số điểm lưu trú sau đây:
Asean Garden Homestay Hue
- Địa chỉ: 61 Hàn Thuyên, P. Phú Hậu, Huế
Nằm cách bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế chỉ 350 mét là homestay Asean Garden. Sở hữu không gian sân vườn thoáng đãng, mát mẻ, nơi đây là địa điểm nghỉ ngơi cực kỳ lý tưởng.
Asean Garden Homestay Hue có 10 phòng nghỉ với nhiều hạng phòng khác nhau, đầy đủ tiện nghi cho du khách lựa chọn. Ngoài ra, òn có bãi đậu xe rộng rãi ngay trong khuôn viên rất an toàn.
Spatel d’Annam Hotel
- Địa chỉ: 57 đường Đặng Dung, P. Đông Ba, Huế
Spatel d’Annam Hotel là một khách sạn 4 sao có không gian sang trọng, lịch sự. Các phòng đều được trang bị nội thất, tiện nghi đầy đủ, có khu hồ bơi và khu sân vườn rộng thoáng.
Điểm cộng là khách sạn chỉ cách bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế khoảng 5 phút đi bộ. Ngoài ra khách sạn còn phục vụ bữa sáng kiểu Á – Âu, có dịch vụ đi xe đạp, cho thuê ô tô dành cho du khách.
Chi’s Homestay & Coffee
- Địa chỉ: 6 đường Lê Thánh Tôn, P. Phú Hậu, Huế
Địa chỉ: Nếu bạn muốn tìm một chỗ nghỉ ngơi nhỏ xinh, chill thì Chi’s Homestay & Coffee chính là điểm đến dành cho bạn. Homestay này nhỏ thôi, kết hợp giữa không gian nhà ở và quán cafe xinh xinh.
Phòng của Chi’s được bài trí tiện nghi, sạch sẽ, yên tĩnh. Nhiều phòng có ban công để du khách ngắm cảnh. Chủ homestay cũng rất nhiệt tình, thân thiện nên rất được du khách yêu mến.
>> Xem thêm: Review top 20 khách sạn 3 sao Huế giá rẻ, chất lượng
Bảo tàng cổ vật Cung đình Huế gần những điểm tham quan nào?
Tham quan bảo tàng xong nếu có thời gian, bạn có thể ghé qua những địa điểm dưới đây. Đây đều là những điểm du lịch cực kỳ nổi tiếng ở xứ Huế mộng mơ.
+ Đại Nội Huế
Đại Nội Huế là một phần thuộc quần thể di tích cố đô, mang đậm dấu ấn của vương triều nhà Nguyễn. Đại Nội Huế được xây dựng từ thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20, nằm bên dòng Hương Giang xinh đẹp.
Khám phá Đại Nội Huế, bạn sẽ được tham quan kiến trúc của cổng Ngọ Môn, Tử Cấm thành, điện Thái Hoà, cung Diên Thọ…Đây cũng là điểm sống ảo lý tưởng cho những ai thích chụp hình.
+ Hồ Tịnh Tâm
Cách Đại Nội Huế không xa và cách bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế 1,1km là hồ Tịnh Tâm, một danh lam thắng cảnh với không gian cực kỳ thanh bình. Hồ Tịnh Tâm là chốn tiêu dao của các vua Nguyễn thời xưa.
Hồ sen Tịnh Tâm thu hút du khách bởi kiến trúc đặc biệt với 3 hòn đảo Bồng Lai, Doanh Châu và Phương Trượng. Tới đây, đúng mùa sen nở du khách sẽ được check in với những bông sen nở kín mặt hồ.
+ Chợ Đông Ba
Chợ Đông Ba là khu chợ buôn bán sầm uất tại kinh đô Huế, nơi đây còn hội tụ rất nhiều tinh hoa ẩm thực xứ Huế mà du khách nhất định không được bỏ lỡ.
Tới đây, ngoài việc tìm hiểu nét cuộc sống văn hoá của người dân địa phương, bạn còn có thể thưởng thức vô số món ngon như: chè Huế, bún bò, bánh canh Nam Phổ, nem lụi… Ngoài ra còn có thể mua các đặc sản, đồ lưu niệm về làm quà.
>> Xem thêm: Trường Quốc Học Huế – Ngôi trường lừng danh đất Kinh kỳ
Những lưu ý khi du lịch đến bảo tàng cổ vật Cung đình Huế
Bảo tàng Cổ vật mang ý nghĩa quan trọng về mặt văn hoá, lịch sử ở cố đô. Nếu tham quan địa điểm này, bạn nên lưu ý một số điều sau đây.
- Nếu bạn đi xe tới đây thì đến cổng phải tắt máy, dẫn bộ, đồng thời xuất trình giấy tờ và đi theo hướng dẫn của bảo vệ, để xe đúng nơi quy định.
- Bạn nên kiểm tra thời gian mở cửa và giờ tham quan để đảm bảo đủ thời gian để đi hết các khu vực quan trọng cũng như xem các cuộc triển lãm.
- Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế là nơi tôn nghiêm, do đó bạn nên ăn mặc lịch sự, kín đáo. Tránh việc mặc đồ quá ngắn, quá hở hang khi đến đây.
- Bạn nên mua vé trực tuyến để tránh phải xếp hàng mua vé và chờ đợi lâu. Đồng thời có thể kiểm tra trước các chương trình khuyến mãi, ưu đãi để tiết kiệm chi phí.
- Không được mang các chất độc hại, chất cháy nổ, các loại vũ khí hay vật nuôi đi đến bảo tàng.
- Không quay phim, chụp hình ở khu vực bên trong điện Long An. Không đưa tay chạm vào các hiện vật trong bảo tàng.
- Giữ gìn trật tự không nô đùa ồn ào tránh ảnh hưởng người khác.
- Không được phép di chuyển, xâm phạm các hiện vật, đồ đạc trong khuôn viên bảo tàng.
Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế là nơi “cất giấu” những bảo vật quý giá về triều đại của các vua quan nhà Nguyễn. Nếu bạn muốn tìm hiểu về lịch sử nước nhà, muốn tận mắt chiêm ngưỡng những cổ vật này thì hãy đến đây nhé. Đây là một trải nghiệm lý thú bổ ích trong chuyến tìm về với cố đô.
Hằng Min – tourhue.vn