Điện Hòn Chén Huế là một điện thờ linh thiêng gắn liền với nhiều giai thoại độc đáo. Nơi đây còn được biết đến với các lễ hội ấn tượng, kết hợp giữa nghi thức cung đình và tín ngưỡng dân gian. Hôm nay, tourhue.vn sẽ dẫn bạn đi khám phá một vòng những nét đặc sắc của điện thờ này nhé.
Giới thiệu tổng quan về điện Hòn Chén Huế
Điện Hòn Chén là một di tích thuộc quần thể di tích Cố đô Huế, chiếm một vai trò rất quan trọng trong đời sống tâm linh của bà con xứ Huế. Điện thờ Hòn Chén còn là sự pha trộn đa sắc thái của các tín ngưỡng tôn giáo.
+ Vị trí của điện Hòn Chén
Điện Hòn Chén Huế nằm ở trên núi Ngọc Trản. Đây là ngọn núi thuộc làng Ngọc Hồ, ở phường Hương Hồ, thuộc xã Hương trà, Thừa Thiên Huế. Điện cách trung tâm thành phố huế tầm 8km đi về hướng Tây Nam.
Từ xa, du khách có thể nhìn thấy ngôi điện này ẩn hiện thấp thoáng giữa rừng cây bao la, kéo dài từ chân núi lên tới đỉnh Ngọc Trản. Bên dưới là dòng sông Hương hiền hoà chảy quanh.
+ Giải nghĩa tên điện Hòn Chén Huế
Điện Hòn Chén còn được gọi với cái tên là Hoàn Chén, có nghĩa là trả lại chén ngọc. Sở dĩ điện được đặt tên này là vì gắn liền với giai thoại:
Khi vua Minh Mang đi thuyền trên sông Hương đã đánh rơi một chén ngọc quý. Tưởng rằng sẽ mất luôn chén quý, ai ngờ có một con rùa đã nổi lên và trả lại chén cho vua.
Tuy vậy, trong những văn bằng sắc phong chính thức, điện thờ này có tên là Ngọc Trản Sơn, nghĩa là đền thờ trên núi Ngọc Trản. Đến thời vua Đồng Khánh thì đổi tên điện thành Huệ Nam Điện (mang đến nhiều ân huệ cho vua Nam).
Mặc dù có nhiều tên gọi khác nhau nhưng vì người dân vẫn quen gọi bằng cái tên điện Hòn Chén nên tên điện được giữ và gọi cho đến ngày nay.
+ Lịch sử điện Hòn Chén
Điện Hòn Chén đã được cho xây dựng dưới thời vua Gia Long, mục đích chủ yếu là để thờ Đạo Giáo. Tháng 3 năm 1832, điện Hòn Chén Huế được vua Minh Mạng mở rộng và cho tu sửa lại. Năm 1834, điện Hòn Chén tiếp tục được trùng tu.
Năm 1954, Liễu Hạnh Công Chúa được đưa vào thờ ở đây. Từ 1883 – 1885, vua Đồng Khánh chờ mãi vẫn chưa được lên ngôi nên ông đã nhờ mẹ lên điện và cầu Thánh Mẫu xem có làm vua được không thì Mẫu cho biết sẽ được như ý nguyện.
Năm 1886, sau khi lên ngôi, vua Đồng Khánh đã cho xây lại điện và đổi tên thành Huệ Nam Điện để tỏ lòng thành và biết ơn Thánh Mẫu. Cái tên Huệ Nam Điện có nghĩa là ban ân Huệ cho vua Nam.
>> Gợi ý: Khám phá chốn linh thiêng Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã Huế
Khám phá kiến trúc điện Hòn Chén Huế có gì đặc sắc?
Sau nhiều lần trùng tu, xây lại, đến nay điện Hòn Chén đã trở thành điểm đến tâm linh hấp dẫn. Điều khiến cho du khách thích thú khi tới đây chính là mỗi chi tiết bên trong điện đều là những kiến trúc nghệ thuật tinh tế, bắt mắt.
Hệ thống kiến trúc điện
Theo những bậc cao nhân kể lại, kiến trúc của điện Hòn Chén Huế là công trình nghệ thuật bậc nhất vào cuối thế kỷ 19. Đặt chân tới điện, bạn sẽ được chiêm ngưỡng 10 công trình kiến trúc lớn nhỏ khác nhau.
Những công trình này đều nằm ở lưng chừng núi Ngọc Trản, phần mặt hướng ra bờ sông Hương, bao quanh là cây cối xanh tốt. Do đó, điện không chỉ là nơi tham quan, vãn cảnh mà còn là toạ độ check in được nhiều du khách yêu thích.
Ngày nay, ở điện Hòn Chén vẫn còn giữ 284 chủng loại của hơn 600 món đồ tế mang giá trị lịch sử quý giá. Phong cách bài trí ở điện được đánh giá là không quá cầu kỳ nhưng lại hoà làm một với khung cảnh thiên, sông nước xung quanh.
Minh Kính Đài
Nổi bật trong số 10 công trình kiến trúc của điện Hòn Chén phải kể đến Minh Kính Đài nằm ở giữa. Bên trái bao gồm dinh Ngũ Hành, bàn thờ các quan, am ngoại cảnh, động thờ ông hổ.
Bên phải là chùa Thánh, nhà Quan Cư, Trinh Cát Viện và am Thuỷ Phủ nằm ngay sát mép Hương Giang. Bao quanh Minh Kính Đài còn có nhiều bệ thờ và am nhỏ nằm rải rác.
Minh Kính Đài là nơi diễn ra các hoạt động hành hương, tế lễ ở điện Hòn Chén Huế. Minh Kính Đài sẽ được chia làm 3 cung như sau:
- Đệ Nhất Công: nơi thờ vua Đồng Khánh, Thánh Mẫu Vân Hương, nữ thần Thiên Y A Na, một số vị thần khác.
- Đệ nhị cung: khu vực thờ tượng thần thánh, bày biện lễ cúng rước sắc
- Đệ tam cung: chỗ cử hành lễ và nơi dâng hương cúng bái dành cho du khách.
Minh Kính Đài được xem là công trình tiêu biểu với nghệ thuật khảm sành sứ đỉnh cao. Chỉ cần nhìn vào, bạn sẽ có cảm giác như những con chim phụng đang bay lượn về đây, mang đến sự an lành, may mắn.
Hướng dẫn đường đi đến điện Hòn Chén Huế
Điện Hòn Chén nằm cách trung tâm thành phố không quá xa. Muốn đi đến điện, du khách có thể lựa chọn đi theo 2 cách là: đi bằng đường bộ hoặc đi thuyền rồng trên Hương Giang.
Di chuyển đến điện bằng đường bộ
Với đường bộ, bạn có thể sử dụng xe máy, ô tô, xe du lịch và đi theo một trong 2 cung đường sau đây:
Cung đường 1: Từ trung tâm Huế, bạn đi theo đường Bùi Thị Xuân, sau đó rẽ vào đường Huyền Trân Công Chúa để đi đến bến Than. Tiếp đó, bạn đi đò sang điện Hòn Chén Huế.
Cung đường 2: Theo đường Điện Biên Phủ đi về phía tây thành phố, tới ngã 3 Đàn Nam Giao thì rẽ phải sang đường Khải Định. Đến ngã 3 Khải Định – Minh Mạng, rẽ sang Minh Mạng. Đi thêm 1km sẽ thấy Lăng Thiệu Trị thì chạy thẳng đến bến Than, đi đò để sang điện.
Di chuyển đến đến bằng đường sông
Muốn đi đường sông bằng thuyền rồng thì bạn đi đến bến thuyền rồng ở 49 đường Lê Lợi để mua vé và làm thủ tục lên tàu. Giá Thuyền rồng đi điện Hòn Chén Huế khoảng 600k cho thuyền đơn và 1 triệu 1 cho thuyền đôi.
>> Xem thêm: Thuê xe máy Huế list 15 địa điểm cho thuê uy tín giao tận nơi
Giá vé đi điện Hòn Chén Huế là bao nhiêu?
Điện Hòn Chén địa điểm mà du khách có thể đến để chiêm ngưỡng nét kiến trúc cổ kính, độc đáo bên sông Hương. Đồng thời có thể tìm hiểu về lịch sử, tôn giáo và văn hoá con người xứ Huế.
Du khách muốn tham quan điện Hòn Chén Huế thì sẽ cần phải mua vé, Điện Hòn Chén giá vé khoảng 50.000đ/người lớn. Đối với trẻ em từ 7 đến 12 tuổi sẽ được miễn phí vé.
Thuyết minh về điện Hòn Chén Huế có trải nghiệm gì hấp dẫn?
Như đã nói ở trên, Điện Hòn Chén là điểm đến tâm linh dành cho du khách thập phương. Tới đây, khách du lịch sẽ được trải nghiệm rất nhiều điều thú vị hấp dẫn.
– Check in các công trình bên trong điện
Đến điện Hòn Chén Huế, du khách sẽ được hòa mình vào một không gian kiến trúc đặc sắc của cố đô. Mỗi công trình trong điện lại mang một vẻ đẹp riêng, đầy cổ điển, hoài niệm.
Hãy thử dạo bước xung quanh, vãn cảnh để chiêm ngưỡng nét đẹp qua thời gian ở điện Hòn Chén. Đồng thời lưu giữ lại cho mình những bức ảnh đẹp nhất.
Không gian bên trong điện rất rộng, vì thế bạn có thể thoải mái check in ở mọi góc. Ngoài ra, bạn còn có thể tận hưởng cảm giác thư thái, bình yên mà khu điện thờ này mang lại.
– Lắng nghe các sự tích bí ẩn điện Hòn Chén
Một trong những điều hấp dẫn của điện Hòn Chén chính là các giai thoại bí ẩn nơi đây. Nếu có dịp đi tour Huế 2 ngày 1 đêm, bạn hãy dành chút thời gian ghé đến đây và lắng nghe những câu chuyện thú vị này nhé.
- Giai thoại nữ thần Ponagar
Thời xưa, điện Hòn Chén Huế là nơi người Chăm thờ nữ thần Ponagar. Theo truyền thuyết, bà là con của Ngọc Hoàng phái xuống trần gian, có công trong việc tạo ra gỗ trầm, lúa gạo. Ngày nay, người Việt tiếp nhận và tiếp tục thờ nữ thần dưới cái tên Thánh Mẫu Thiên Y A Na
- Giai thoại vua Thiệu Trị
Ngày xưa, vua Thiệu Trị đã cho xây làng gần điện Hòn Chén. Trong một lần vua cùng các hoàng phi xuôi dòng sông Hương đi qua điện, một bà vợ đã đánh rơi chiếc ống nhỏ bằng vàng xuống nước.
Bà hoàng phi vì tiếc nên đã khuyên vua khấn nữ thần điện để tìm được đồ vật. Nhà vua không tin vào chuyện này. Thế nhưng thật bất ngờ là chiếc ống đã nổi lên mặt sông nguyên vẹn.
Chứng kiến cảnh đó, nhà vua tuyên thệ sẽ cho sửa lại điện. Tuy nhiên, chưa kịp thực hiện thì nhà vua đã băng hà.
- Giai thoại vua Minh Mạng
Đây là giai thoại tạo nên cái tên điện Hòn Chén. Theo đó thì trong một lần đi qua sông Hương vua Minh Mạng đã làm rơi chén ngọc xuống sông. Một con rùa to đã ngậm chén và đem trả lại cho vua.
– Cúng bái, cầu an ở điện Hòn Chén
Điện Hòn Chén Huế là ngôi điện thờ duy nhất ở kinh đô Huế có sự giao thoa giữa nghi thức cung đình cùng tín ngưỡng dân gian, giao thoa giữa lễ hội và hầu bóng.
Tới điện Hòn Chén, ngoài tham quan, vãn cảnh, bạn có thể cúng bái, cầu an, cầu sức khoẻ, may mắn và tài lộc cho bản thân và gia đình.
>> Đọc thêm bài viết: TOUR HUẾ 1 NGÀY TỪ ĐÀ NẴNG
Lễ hội điện Hòn Chén Huế – nghi thức độc đáo, đủ màu sắc
Đến điện Hòn Chén, ngoài các công trình kiến trúc mang đậm dấu ấn thì nơi đây còn nổi bật bởi những sắc màu lễ hội. Đến đây vào dịp lễ, bạn sẽ được chứng kiến một nét văn hoá đậm chất tâm linh địa phương.
Thời gian diễn ra và ý nghĩa của lễ hội điện Hòn Chén
Lễ hội điện Hòn Chén Huế thường diễn ra khoảng 2 kỳ mỗi năm, vào tháng 3 âm lịch và tháng 7 âm lịch. Với nhiều lễ nghi long trọng, hấp dẫn lễ hội đã thu hút rất đông người dân địa phương và du khách.
Lễ hội ở điện Hòn Chén diễn ra để suy tôn Thánh Mẫu Thiên Y A Na. Lễ hội không chỉ là tập quán thờ cúng các vị thần mà còn thể hiện được đời sống văn hoá tâm linh của người dân nơi đây.
Các hoạt động lễ hội điện Hòn Chén Huế
Lễ hội điện Hòn Chén ở Huế thường được chia làm 2 phần chính gồm lễ nghinh thần và lễ chánh tế. Ngoài ra còn có nghi lễ lên đồng
- Lễ Nghinh Thần
Đây là lễ rước thần Thiên Y A Na từ điện Hòn Chén về đình làng Hải Cát. Lễ hội văn hoá này được diễn ra long trọng trên sông Hương. Người dân sẽ tổ chức tế, đọc văn khấn điện Hòn Chén.
Các con thuyền được trang trí nhiều loại cờ phướn, hương án đủ màu sắc. Dẫn đầu đám rước có lòng kiệu thêu, có hòm sắc được nghinh bằng các trinh nữ mặc quần áo rực rỡ. Nối đuôi sau có thuyền chở cờ quạt, tự khí…
Trên thuyền sẽ có nhiều thiện nam tín nữ mặc áo ngữ, khăn chầu. Du khách sẽ được lắng nghe tiếng hát của các phường hát văn, phường bát ngân nga trên sông.
- Lễ chánh tế
Diễn ra sau lễ Nghinh thần, khi đã đón Thánh Mẫu và các vị thần xong. Nghi lễ có nhiều hoạt động đa dạng như: cung nghinh Thánh Mẫu, thả đèn hoa đăng, phóng sanh, tế làng Hải Cát…
- Nghi lễ lên đồng
Đây là điểm hấp dẫn nhất của lễ hội điện Hòn Chén Huế. Nghi thức tâm linh độc đáo này, các ông đồng bà cốt sẽ mặc trang phục thần linh và nhảy múa trong âm nhạc.
Bầu không khí lễ hội vui tươi mang đến cho du khách trải nghiệm tín ngưỡng độc đáo. Nghi lễ này còn có hoạt động phát lộc thánh vô cùng náo nhiệt.
Nên đi tham quan điện Hòn Chén Huế mùa nào đẹp nhất?
Thời tiết ở Huế chia thành 2 tuyến mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa. Do đó, nếu muốn du lịch Huế và tham quan điện Hòn Chén thì bạn nên đi vào mùa khô. Vì lúc này thời tiết khá đẹp, nắng nhiều, thuận lợi cho việc di chuyển bằng cả đường bộ và đường sông.
Đặc biệt, bạn nên đến điện Hòn Chén Huế vào tầm tháng 3 đến tháng 7 âm lịch, mùa xuân hè. Lúc này, điện thờ bước vào mùa lễ hội nên rất đông người dân nô nức đi xem.
Vào những ngày này, bạn không chỉ được chiêm ngưỡng nét văn hoá thờ cúng hấp dẫn mà còn có thể chụp được rất nhiều hình đẹp, màu sắc rực rỡ.
Gợi ý một số địa điểm tham quan gần điện Hòn Chén Huế
Du lịch Huế 1 ngày, bạn có thể đi tham quan, check in điện Hòn Chén. Ngoài ra, nếu còn thời gian thì bạn có thể ghé qua một trong số các địa danh sau đây:
+ Đồi Vọng Cảnh
- Địa chỉ: 102 Huyền Trân Công Chúa, Thuỷ Biểu, Thừa Thiên – Huế
Là địa danh nổi tiếng ở đất cố đô, đồi Vọng Cảnh là địa điểm rất được những ai mê “sống ảo” yêu thích. Ngọn đồi này không quá lớn nhưng sở hữu cảnh đẹp nên thơ, trữ tình của núi đồi, sông nước.
Tới đây vào buổi chiều, bạn sẽ còn được chứng kiến khoảnh khắc hoàng hôn tuyệt đẹp. Hình ảnh màu nắng hòa cùng màu xanh của rừng thông tạo thành một cảnh sắc cực kỳ khó quên.
+ Lăng Đồng Khánh
- Địa chỉ: thôn Thượng Hai, xã Thuỷ Xuân, tp. Huế
Cách Điện Hòn Chén Huế khoảng 9,4km là lăng Đồng Khánh, một di tích độc đáo được công nhận là di sản văn hoá thế giới.
Ghé thăm lăng Đồng Khánh bạn sẽ được tìm hiểu lịch sử, chiêm ngưỡng kiến trúc giao thoa giữa nét Á – Âu độc đáo. Ngoài ra, đây cũng là nơi có background khá đẹp để các bạn trẻ check in.
+ Lăng Thiệu Trị
- Địa chỉ: làng Cư Chánh, xã Thuỷ Bằng, Hương Thuỷ, Thừa – Thiên Huế
Toạc lạc giữa chốn đồi núi rộng lớn, lăng Thiệu Trị là địa điểm tham quan độc đáo dành cho tín đồ mê xê dịch. Đây là nơi an nghỉ của vua Thiệu Trị, vua đời thứ 3 triều đại Nguyễn.
Đặt chân đến đây, bạn sẽ bước vào một không gian đậm chất thôn quê. Nơi đây được bao bọc các cánh đồng lúa, những vườn cây xanh rờn vô cùng yên bình, thoải mái.
>> Gợi ý xem thêm: Lăng Minh Mạng Huế – Công trình uy nghi bên bờ sông Hương
Tham quan điện Hòn Chén Huế nên lưu tâm điều gì?
Qua thời gian, điện Hòn Chén vẫn là nơi mà có sức hút đối với du khách trong nước và nước ngoài. Vì đây là địa điểm tâm linh nên khi tới đây tham quan, bạn nên lưu ý các điều sau:
- Đường bộ để đi đến đây khá hẹp và có phần nguy hiểm nên nếu được thì bạn hãy chọn đi thuyền rồng cho an toàn. Việc đi thuyền trên sông Hương cũng mang đến nhiều trải nghiệm thú vị lắm đấy.
- Điện Hòn Chén Huế là khu vực linh thiêng vì thế hãy chú ý cách ăn mặc. Bạn nên ăn mặc lịch sử, tránh mặc đồ quá ngắn, hở hang để ảnh hưởng đến không khí thanh tịnh ở đền.
- Bên trong điện thờ sẽ không cho chụp hình, quay phim, vì thế bạn nên lưu ý và chỉ check in ở khu vực ngoài thôi nhé.
- Kinh nghiệm đi điện Hòn Chén cho thấy bạn không nên đùa giỡn, nói to, gây ồn ào mất trật tự ở trong khu vực điện thờ.
- Đến mùa lễ hội, có nhiều người dân sẽ bỏ các tờ tiền vàng bạc giả xuống sông Hương để cầu nguyện. Bạn đừng học theo nhé vì sẽ gây ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến hệ sinh thái dưới sông.
- Nếu muốn dâng hương lễ Phật thì bạn nên nghe theo chỉ dẫn của ban quản lý ở điện.
- Tuyệt đối không được vứt rác lung tung trong khuôn viên điện thờ để bảo tồn danh lam thắng cảnh.
Điện Hòn Chén Huế và giải đáp các câu hỏi liên quan
Dưới đây, tourhue.vn sẽ giải đáp thêm một số câu hỏi liên quan đến điện Hòn Chén. Hi vọng sẽ giúp bạn có thêm kiến thức mở về điện thờ linh thiêng này.
Điện Hòn Chén tiếng anh là gì?
Điện Hòn Chén tiếng Anh là Hon Chen Temple. Điện được công nhận là di tích cấp Quốc gia vào năm 1998.
Điện Hòn Chén Huế thờ ai?
Tại điện Hòn Chén thờ ai là chính? Điện Hòn Chén là nơi ngày xưa người Chăm thờ nữ thần Ponagar, sau đó người Việt tiếp tục thờ bà dưới cái tên Thánh Mẫu Thiên Y A Na.
Nam 1954, Liễu Hạnh Công Chúa (Vân Hương Thánh Mẫu) cũng được thờ ở điện. Ngoài ra, điện Hòn Chén Huế còn thờ Thánh Quan Công, thờ Phật và 100 vị thần thánh khác thuộc đồ đệ của các vị thánh ở trên.
Ai là người xây dựng điện Hòn Chén này?
Điện Hòn Chén Huế được khởi công xây dựng từ dưới thời vua Gia Long, mục đích là để thờ Đạo Giáo.
Điện Hòn Chén Huế không chỉ là một di tích lịch sử mà còn là một danh lam thắng cảnh đẹp, một điểm đến của lễ hội văn hoá độc đáo. Nếu bạn là tín đồ tâm linh, hãy thử xuôi dòng sông Hương ghé thăm điện Hòn Chén một lần. Ngôi điện linh thiêng này sẽ là nơi giúp bạn nguyện cầu những điều tốt đẹp nhất đấy.
Hằng Min – tourhue.vn