Nhắc đến những làng nghề làm nón lá nổi tiếng ở Việt Nam không thể bỏ qua cái tên làng nón Phú Cam Huế. Với truyền thống làm nghề qua nhiều thế kỷ, Phú Cam thu hút du khách bởi nét đẹp mộc mạc rất riêng và hình ảnh những chiếc nón lá bài thơ tinh tế. Hôm nay mời bạn cùng touhue.vn khám phá chi tiết về ngôi làng này.
Giới thiệu chung về làng nón Phú Cam Huế
Đến du lịch Huế, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh những cô gái, những người phụ nữ mặc áo dài, đội nón lá bài thơ. Đây là một biểu tượng cho vẻ đẹp cố đô và làng nón Phú Cam chính là một trong số nơi góp phần tạo nên vẻ đẹp ấy.
Làng nón Phú Cam ở đâu?
Làng nón Phú Cam Huế hay còn gọi là làng Phước Vĩnh – một ngôi làng nổi tiếng nằm bên bờ Nam của sông An Cựu, thuộc phường Phước Vĩnh. Vị trí này ở ngay trung tâm thành phố. Vì vậy du khách có thể dễ dàng di chuyển khi muốn ghé thăm.
Từ một làng nghề sản xuất nón để mưu sinh. Đến nay làng nón Phú Cam đã trở thành một trong những địa điểm du lịch Huế nổi tiếng thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước.
Lịch sử làng nón Phú Cam Huế
Làng nón lá Phú Cam được thành lập vào thế kỷ 17. Lúc này có một công đoàn giáo dẫn đã đến vùng đất này định cư. Sau đó một vị linh mục người Pháp – Langlois được điều về Huế đã lập nên giáo xứ, quy tụ những người theo đạo và phát triển nghề làm nón.
Từ đó đến nay, dù đã trải qua hàng trăm năm lịch sử, làng nón Phú Cam Huế không những còn tồn tại mà ngày càng phát triển.
Hình ảnh làng nón đã trở thành một phần không thể thiếu của nét văn hóa cố đô. Ngôi làng với những chiếc nón lá truyền thống đã tô điểm thêm cho vẻ đẹp xứ Huế.
Nơi đây nổi tiếng với nhiều loại nón như: nón lá, nón bài thơ, nón quai thao, nón rơm, nón cụt. Mỗi loại nón mang một nét riêng biệt nhưng điểm chung đều thể hiện được sự khéo léo của những người thợ làm nón.
Giờ mở cửa và giá vé tham quan làng nón Phú Cam Huế
Làng nón Phú Cam chưa được công nhận thành phố Huế công nhận là một điểm du lịch chính thức. Nhưng vì du khách đến đây ngày mỗi đông nên nơi này dần trở nên nổi tiếng. Vậy địa điểm này cho phép tham quan vào giờ nào, có thu vé không?
Giờ mở cửa tham quan làng nón Phú Cam
Cũng như các làng nghề khác, nhịp sống ở làng nón Phú Cam Huế vẫn diễn ra đều đặn từ ngày này sang ngày khác. Do đó, bạn có thể đến tham quan ngôi làng vào tất cả các ngày.
Tuy nhiên, để tránh làm phiền đến những người dân ở đây bạn không nên tới quá sớm. Hãy bắt đầu sau bữa sáng từ 8h00 và kết thúc trước 18h00 nhé.
Làng nón Phú Cam Huế có bán vé không?
Tin vui cho những bạn muốn khám phá, tìm hiểu về vẻ đẹp của nghề làm nón ở Phú Cam là không cần mua vé.
Đây là một địa điểm vào cửa tự do, miễn phí vé tham quan. Bạn có thể đáp lại sự hiếu khách của những người dân ở đây bằng việc ủng hộ ở các quán ăn, quán nước hoặc mua nón về làm quà.
>> Đọc thêm: Kinh nghiệm khám phá hồ Truồi Huế – Điểm đến của mùa hè
Nên đi làng nón Phú Cam Huế thời điểm nào trong năm?
Để đến làng nón Phú Cam, bạn có thể cân nhắc lựa chọn một trong hai thời điểm đẹp nhất sau đây để có hành trình trọn vẹn nhất.
- Đầu và cuối xuân (tháng 2 – tháng 4 dương):
Lúc này thời tiết ở Huế đã vắng đi những cơn mưa nặng hạt, nếu mưa thì chỉ có mưa phùn lất phất. Trời lúc này mát mẻ, dễ chịu. Do đó không ảnh hưởng nhiều đến việc di chuyển, tham quan làng nón Phú Cam Huế và các địa điểm khác.
- Mùa khô (tháng 5 – giữa tháng 9):
Trời hầu như không mưa, khô ráo, nắng vàng và rất ít mưa, thuận tiện cho các hoạt động ngoài trời, chụp ảnh,… Tuy nhiên, một số ngày nhiệt độ khá cao, nắng nóng. Vậy nên bạn nên đi vào buổi sáng trước 10h hoặc chiều sau 14h30 nhé.
Cách di chuyển đến làng nón Phú Cam Huế từ trung tâm
Như tourhue.vn đã nói, làng nón này nằm trong trung tâm thành phố nên không hề khó để tìm đường hay lựa chọn phương tiện di chuyển.
Đường đi làng nón Phú Cam Huế
Tùy vào vị trí xuất mát mà sẽ có những cung đường di chuyển khác nhau đến làng nón Phú Cam.
Nếu xuất phát từ cầu Trường Tiền Huế, bạn đi theo đường Lê Lợi – rẽ trái vào đường Hoàng Hoa Thám – Lý Thường Kiệt là tới ven sông An Cựu.
Sau đó bạn đi về hướng Nam và hỏi người dân đường vào làng nón Phú Cam. Vì làng không có tên đường cụ thể nên bản đồ không chỉ đường cụ thể.
Trường hợp đi từ những vị trí khác. Bạn hãy search chỉ đường Google Maps và đi theo hướng dẫn hoặc hỏi người dân địa phương để tránh lạc đường nhé!
Phương tiện di chuyển đến làng nón Phú Cam
Bạn có thể sử dụng mọi phương tiện. Giao thông ở Huế rất phát triển, hơn nữa khoảng cách không hề xa nên không tốn nhiều chi phí cho việc này.
- Xe máy: Giá thuê xe máy Huế chỉ từ 100.000 – 150.000đ/ngày. Nếu thích tự do, thoải mái bạn có thể sử dụng phương tiện này và dùng trong suốt hành trình.
- Xe ô tô: Du khách đi theo nhóm, gia đình có thể thuê xe ô tô từ 4 – 7 chỗ. Giá thuê tùy vào bạn thuê theo điểm hay nguyên ngày.
- Taxi: Ở Huế có rất nhiều hãng taxi: Mai Linh, Thành Công, Xanh SM, Hương Giang,… từ 4 – 7 chỗ. Giá cước từ 11.000 – 15.000đ/km.
Tìm hiểu cách làm nón của làng nón Phú Cam Huế
Đến tham quan làng, bạn sẽ được tìm hiểu về các công đoạn làm nên một chiếc nón lá tinh tế và duyên dáng. Từ khâu chọn khung, uốn vàng, lợp lá, cắt hoa văn rồi đến khâu chằm hoàn thiện,.. tất cả đều vô cùng công phu và tỉ mỉ.
+ Phần khung nón
Để tạo nên khung nón tròn trịa, cân xứng thì công đoạn đầu tiên sẽ là vót tre, chuốt vành. Sau đó uốn cong thành vòng thật tròn rồi nối nối hai đầu tre đan vào nhau bằng sợi gấc nhỏ khéo léo.
Nón lá làng nón Phú Cam Huế có bộ khung 16 vành kích thước lớn nhỏ khác nhau, được xếp thành hình chóp nhọn cao và đều đặn.
Dáng nón có đẹp hay không và chắc chắn hay không phụ thuộc phần nhiều vào khung nón. Các thợ làm nón sẽ xếp các vành tre này lên trên chiếc khuôn nón.
Sau đó điều chỉnh dáng mái, khoảng cách giữa các vành tre và độ tròn của vành sao cho thật chuẩn xác.
>> Có lẽ bạn quan tâm: Tour Huế 1 ngày từ Đà Nẵng trọn gói, giá rẻ
+ Phần lá nón
Xong phần khung sẽ đến phần lá nón. Công đoạn này cũng được làm rất tỉ mỉ. Họ sẽ chọn những chiếc lá cọ màu trắng xanh và có độ tuổi vừa đủ.
Khi đã chọn được lá đúng tuổi, các người thợ làng nón Phú Cam Huế sẽ tiếp tục ủ và sấy lá cho đến khi lá khô nhưng vẫn đảm bảo độ tươi xanh, mịn chứ không bị đen hay vàng đi. Như vậy mới đạt chuẩn.
Lá sấy xong được mang đi ủi trên chảo gang và dùng một nùi vải tẩm dầu nón lá vuốt cho thẳng và láng.
+ Chằm và trang trí nón lá
Bước này thể hiện sự khéo léo và tinh tế của các nghệ nhân. Để chằm nón lá đòi hỏi sự tỉ mỉ mới có thể chằm những sợi chỉ cước trong suốt qua những tấm lá tạo nên một bộ vành hoàn hảo.
Để những chiếc nón của làng nón Phú Cam Huế được bắt mắt và ấn tượng hơn. Các người thợ sẽ trang trí lên bề mặt nón lá những hình ảnh đặc trưng của Huế như: cầu Trường tiền, chùa Thiên Mụ, Đại Nội, sông Hương,…
Ngoài ra còn còn khắc họa thêm những đoạn thơ, câu ca về vùng đất này. Dưới đôi tay điêu nghệ, những họa tiết này được thể hiện một cách rõ nét khiến cho chiếc nón lá thêm phần bắt mắt, sinh động.
+ Làm quai nón
Làng nón Phú Cam Huế sử dụng chất liệu gì để làm quài nón? Quai nón tuy chỉ là một chi tiết nhỏ nhưng với người dân ở làng thì nó cũng là một tác phẩm nghệ thuật.
Đó có thể là một dải gấm lụa màu trắng, đen tuyền hay màu tím thanh lịch, màu xanh nhẹ nhàng hay màu hồng, màu trắng,… Mỗi màu sắc mang một tinh thần riêng làm tôn lên vẻ đẹp của chiếc nón lá, giúp nó thêm quý giá, độc đáo.
Nói tóm lại, thông qua những chiếc nón lá từ làng nón Phú Cam Huế vẻ đẹp của Huế lại được tái hiện một cách dịu dàng, gần gũi hơn.
Sản phẩm này không chỉ là một phần của cuộc sống và du lịch Huế mà còn là biểu tượng, niềm tự hào của người dân cố đô.
Những trải nghiệm thú vị tại làng nón Phú Cam Huế
So với những năm của thế kỷ 17, làng nón Phú Cam ngày nay không còn nhiều hộ làm nón như trước nữa. Nhưng đổi lại lại có rất nhiều du khách ghé thăm.Đến đây, bạn đừng quên tham gia các trải nghiệm sau.
Tham quan và chụp ảnh với nón bài thơ
Bước chân vào làng nón Phú Cam Huế, ngay từ cổng chào bạn sẽ nhìn thấy ngay hình ảnh những chiếc nón lá treo đầy. Đây như một hình ảnh đặc trưng giới thiệu về làng cũng là cách chào đón du khách ghé thăm.
Dạo quanh lành không khó để bắt gặp những nhà đang say sưa, miệt mài chằm nón. Từ chị em tuổi trung niên đến những người lớn tuổi.
Sau khi tham quan, bạn có thể chụp những bức hình với nón lá. Tuy nhiên, nếu muốn cầm nón hãy xin phép người dân đã nhé! Bạn có thể mặc áo dài để có một bộ ảnh truyền thống, duyên dáng.
>> Tham khảo: Đi Huế mặc gì chụp ảnh đẹp? Tips những cách phối đồ cực xinh
Trò chuyện với các nghệ nhân và tự tay làm nón
khi đến với làng nón Phú Cam Huế, không chỉ được tận mắt xem những nghệ nhân làm nón. Bạn còn được trò chuyện, tìm hiểu về cuộc sống thường nhật của người dân địa phương.
Trong quá khứ, nghề chằm nón trở thành hoạt động chính của cả cộng đồng nên mọi người từ già đến trẻ đều tham gia vào việc này. Ngày nay, làng nghề tuy không còn sôi động như trước nhưng người làng Phú Cam vẫn giữ gìn cái nghề này.
Đặc biệt, bạn có thể được tham gia tự tay tạo ra những chiếc nón mang dấu ấn cá nhân của mình. Dưới sự hướng dẫn của các nghệ nhân, bạn sẽ thấy rất thích thú. Đây chắc chắn là một kỷ niệm đáng nhớ khi rời khỏi làng.
Mua nón lá làng Phú Cam Huế về làm quà
Bên cạnh việc tham quan, bạn có thể chọn mua những chiếc nón với hoa văn hoặc những chiếc nón truyền thống đơn giản để sử dụng. Đây cũng là món quà tặng cho người thân, bạn bè rất lý tưởng.
Mỗi chiếc nón lá cá giá từ vài chục nghìn đến vài trăm nghìn, còn tùy thuộc vào độ mỏng dày, kích cỡ cũng như hoa văn trên nón.
Đi chơi làng nón Phú Cam Huế ăn gì ngon?
Vì làng nón Phú Cam nằm ở khu vực gần trung tâm nên chỉ cần di chuyển một chút là bạn sẽ bắt gặp rất nhiều quán bán đồ ăn ngon. Một số món mà tourhue.vn khuyên bạn nên thử như:
+ Bún bò Huế
Bún bò chắc chắn không còn là món ăn xa lạ gì với chúng ta vì hầu như ở đâu cũng có. Nhưng để nói bún bò ở đâu ngon nhất thì chỉ có ở Huế. Vì vậy tới tham quan làng nón Phú Cam Huế bạn đừng bỏ qua nhé.
Bún bò Huế có sợi bún nhỏ, nước dùng ngọt thanh, thơm mùi ruốc và sả. Quyện cùng chút cay cay tê tê của sa tế, vị mềm dai của từng thớ thịt bò và mùi thơm của chả khuyết, huyết heo. Tất cả kết hợp tạo nên một tô bún bò ngon, chuẩn vị.
+ Cơm hến, bún hến
Đến chơi làng nón Phú Cam Huế nên ăn gì? hãy thử bún hến hoặc cơm hến. Đây đều là những món ăn bình dân nhưng là đặc sản rất nổi tiếng của cố đô.
Một bát cơm hếm với hương vị đậm đà, cay cay, nước hến ngọt thanh và đậu phộng rang bùi bùi, tóp mỡ giòn tan, rau dưa tươi xanh sẽ khiến bạn nhớ mãi không quên.
+ Bánh canh Nam Phổ
Bánh canh Nam Phổ có đặc điểm hơi đục, sệt, màu cam đặc trưng và thơm mùi cua khiến bất kỳ ai nếm thử cũng không thể cưỡng lại.
Đây là món ăn nổi tiếng của làng Nam Phổ nhưng hầu như khắp phố phường Huế. Từ các gánh hàng rong đến các quán đều có bán. Do đó, không khó để tìm thử nó sau khi tham quan làng nón Phú Cam Huế.
+ Chè Cung đình Huế
Huế được gọi là kinh đô của những loại chè. Đến đây bạn sẽ dễ dàng trải nghiệm hương vị chè cung đình với rất nhiều món khác nhau.
Chẳng hạn như chè hạt sen, chè đậu ngự, chè đậu xanh, chè bưởi, chè chuối,… Đặc biệt, Huế còn có cả món chè heo quay rất độc đáo. Một ly chè chỉ dao động từ 10.000 – 15.000đ thôi.
Gần làng nón Phú Cam Huế có khách sạn lưu trú không?
Lưu trú gần làng nón cũng là một lựa chọn khá hay ho. Vì từ vị trí này có thể dễ dàng di chuyển ra khu vực trung tâm thành phố sống Hương cũng như các địa điểm du lịch khác của Huế.
Nếu bạn muốn tìm chỗ nghỉ gần làng nón Phú Cam Huế thì có thể tham khảo thử những địa chỉ sau:
- Thien Phu Hotel: 39 Nguyễn Trường Tộ, phường Phước Vĩnh, TP Huế
- Lacasa Homestay: Kiệt 17 Trần Phú, phường An Cựu, TP Huế
- Nai Homestay Huế: 174 Phan Chu Trinh, phường Phước Vĩnh, TP Huế
Hoặc sau khi tham quan làng nón, bạn có thể quay trở lại khu vực trung tâm hơn sẽ có nhiều lựa chọn khác cho bạn.
Những làng nghề nổi tiếng khác ngoài làng nón Phú Cam Huế
Với những bạn muốn tìm hiểu và khám phá nét đặc trưng văn hóa truyền thống của cố đô thì ngoài làng nón Phú Cam. Huế còn rất nhiều làng nghề nổi tiếng khác là địa điểm đang được du khách quan tâm, bạn hãy dành thời gian ghé tới nhé!
+ Làng hương Thủy Xuân
Làng hương Thủy Xuân nổi bật với khung cảnh rực rỡ sắc màu, thu hút đông đảo du khách tìm đến tham quan và check-in “sống ảo”.
Cũng tương tự như làng nón Phú Cam Huế, làng hương Thủy Xuân đã có từ lâu đời. Đây là nơi cung cấp nguồn hương chủ yếu cho khu vực Thuận Hóa, Phú Xuân.
Dù đã trải qua nhiều giai đoạn, làng nghề này vẫn tồn tại và phát triển. Đến đây ngoài tham quan, chụp ảnh, bạn còn được khám phá quy trình làm hương của người dân và tự tay trải nghiệm làm hương.
- Địa chỉ: đường Huyền Trân Công Chúa, thành phố Huế
>> Xem thêm: Làng hương Thủy Xuân Huế – điểm “sống ảo” gây sốt
+ Làng Sình
Địa điểm này nằm ngay ven bờ sông Hương, gần phố cổ Bao Vinh, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 10km. Đây là một trong những ngôi làng xuất hiện rất sớm ở Đàng Trong nổi tiếng với nghề làm tranh.
Thuở đầu, tranh làng sình sản xuất để phục vụ nhu cầu thờ cùng, tín ngưỡng. Qua nhiều thế kỷ, tranh làng Sình được sử dụng rộng rãi để chơi Tết, trang trí trong các lễ hội và làm quà biếu tặng.
Sau khi tham quan làng nón Phú Cam Huế, bạn hãy tới đây để để trải nghiệm các công đoạn làm ra một bức tranh, nghe các nghệ nhân kể chuyện và mua tranh về làm quà.
- Địa chỉ: thôn Lại Ân, xã Phú Mậu, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế
+ Làng gốm Phước Tích
Làng nghề này xưa kia chuyên sản xuất các sản phẩm đặc biệt để cống nạp cho triều đình nhà Nguyễn, chuyên dùng để vua chúa trang trí, ăn cơm và sử dụng hàng ngày,…
Đến nay, làng gốm Phước Tích đã có hơn 500 tuổi đời nhưng vẫn còn lưu giữ nguyên vẹn văn hóa làng nghề. Bạn sẽ tìm thấy những chiếc chậu, cối tiêu, bình vô, nồi niêu, chum tộ,… ở xung quanh làng.
Tham quan làng gốm là một cách hiểu hơn về nghệ thuật làm ra những món đồ gốm tinh xảo. Ngoài ra, trong làng có khu vườn có thể chụp ảnh và cho thuê xe đạp dạo chơi.
- Địa chỉ: thôn Phước Tích, xã Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
- Giá vé: chụp ảnh ở vườn 50.000đ, thuê xe đạp 20.000đ
Kinh nghiệm tham quan làng nón Phú Cam Huế khác
Làng nón Phú Cam là một làng nghề truyền thống bình dị và yên bình của cố đô. Địa điểm này không thu vé nhưng đến đây tham quan bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Ăn mặc lịch sự để thể hiện sự tôn trọng với nét đẹp văn hóa truyền thống của làng nghề bao đời nay.
- Tránh chạy nhảy hay nói chuyện quá ồn ào làm ảnh hưởng đến thời gian và công đoạn làm nón của các nghệ nhân.
- Người dân làng nón Phú Cam Huế rất thật thà, chất phác nhưng không có nghĩa bạn tùy tiện làm gì cũng được. Hãy xin phép họ khi muốn làm gì đó, đặc biệt là chụp ảnh với họ và cầm nón.
- Nhớ mang theo nước uống và đồ ăn nhẹ để phòng khi đói có thứ nạp năng lượng. Bởi ở đây bạn sẽ phải đi bộ khá nhiều.
- Đừng quên theo dõi thời tiết trước khi đi và mang theo mũ/nón, áo khoác, kính mát, bôi kem chống nắng,…
- Bạn có thể tham gia trải nghiệm tự tay làm nón nhưng phải xin phép người dân và phải thật nghiêm túc.
Trước những biến động của nhịp sống hiện đại, làng nón Phú Cam Huế vẫn được giữ gìn và tồn tại. Đến tham quan làng là một cách để khám phá nét đặc trưng, văn hóa truyền thống cố đô. Hy vọng, bạn sẽ sắp xếp thời gian ghé thăm ngôi làng này vào một ngày sớm nhất nhé!
Trang – Tourhue.vn