Chùa Từ Hiếu Huế – Ngôi cổ tự mang đẹp kiểu kiến trúc Huế

Chùa Từ Hiếu Huế là một danh lam thắng tích lâu đời của cố đô. Không chỉ nổi tiếng với vẻ đẹp cổ kính, mang đậm nét kiến trúc xưa cũ. Ngôi chùa này còn sở hữu khung cảnh đẹp và hết sức yên bình, trở thành một điểm du lịch tâm linh thu hút du khách. Hôm nay, cùng tourhue.vn khám phá chi tiết về điểm đến này nhé!

Chùa Từ Hiếu Huế
Huế nổi tiếng với nhiều ngôi chùa linh thiêng, trong đó có chùa Từ Hiếu

Giới thiệu về chùa Từ Hiếu Huế ở đâu?

Du lịch Huế ngoài các di tích, lăng tẩm hay các danh lam thắng cảnh thì còn nổi tiếng với nhiều ngôi chùa đẹp, cổ kính. Một trong số đó là chùa Từ Hiếu. Hằng năm nơi đây thu hút hàng triệu lượt khách tìm đến để vãn cảnh, chiêm bái.

Địa chỉ chùa Từ Hiếu Huế?

Chùa Từ Hiếu tọa lạc trong một rừng thông rộng lớn và yên bình, trên con đường Lê Ngô Cát dẫn lên lăng Tự Đức. Thuộc địa phận thôn Dương Xuân Thượng 3, phường Thủy Xuân, thành phố Huế.

Chùa Từ Hiếu Huế
Ngôi chùa này tọa lạc trong một rừng thông, cách trung tâm thành phố chỉ 5km

Nằm ẩn sâu trong rừng, ngôi chùa này sở hữu phong cảnh hoang sơ, hữu tình. Chùa chỉ cách trung tâm thành phố khoảng 5km (theo hướng Nam) nên du khách có thể dễ dàng di chuyển đến đây để tham quan.

Trụ trì chùa Từ Hiếu Huế là ai?

Chùa Từ Hiếu nổi tiếng khắp kinh thành Huế và cả nước, vì đây chính là ngôi chùa mà thiền sư Thích Nhất Hạnh xuất gia tu tập. Sau khi từ Thái Lan trở về Việt Nam để tịnh dưỡng cho đến lúc viên tịch.

Chùa Từ Hiếu Huế
Thích Nhất Hạnh là vị trụ trì đầu tiên của ngôi chùa này

Thiền sư Nhất Hạnh là tổ đời thứ 8 của phái Từ Hiếu và thuộc đời thứ 42 của thiền phái Lâm Tế. Ông cũng chính là trụ trì của ngôi chùa này (tính đến ngày viên tịch 22/1/2022).

Chùa Từ Hiếu TP Huế có gì hấp dẫn?

Chùa Từ Hiếu Huế được xem là một trong những ngôi chùa cổ nhất dưới thời nhà Nguyễn. Vì thế kiểu kiến trúc của chùa vô cùng độc đáo, khác hẳn với những ngôi chùa khác.

Bên cạnh đó, chùa Từ Hiếu còn sở hữu khung cảnh thiên nhiên đậm chất thơ, bầu không khí trong lành, mát mẻ. Mỗi một mùa trong năm, nơi đây sẽ mang một nét đẹp riêng. Không gian hết sức yên bình.

Chùa Từ Hiếu Huế
Ngôi chùa vừa gắn liền với câu chuyện đạo hiếu, vừa có khung cảnh ấn tượng

Mọi người đến chùa ngoài vãn cảnh thì còn để tìm chút bình yên, thanh tịnh cho tâm hồn và cầu bình an, hạnh phúc cho bản thân, gia đình. Đặc biệt là để được gặp thiền sư chùa Từ Hiếu Thích Nhất Hạnh.

Sự tích và lịch sử chùa Từ Hiếu Huế ít ai biết

Cũng như bao ngôi chùa khác ở Huế, chùa Từ Hiếu cũng có một lịch sử lâu đời và những câu chuyện xoay quanh. Thuyết minh về chùa Từ Hiếu sẽ cho bạn hiểu hơn về sự tích cũng như quá khứ của ngôi chùa này.

Sự tích chùa Từ Hiếu Huế

Chùa Từ Hiếu thành phố Huế ban đầu chỉ là một Thảo Am, được gọi là am An Dưỡng do vị Tổ sư Nhất Định lập nên.

Ngài là tăng cang của chùa Giác Hoàng trong cung. Sau đó xin cáo lão về rừng ở để chăm sóc, nuôi dưỡng mẹ già và tiếp tục tu hành tịnh.

Chùa Từ Hiếu Huế
Chùa Từ Hiếu gắn liền với câu chuyện thiền sư chăm sóc mẹ gia, đạo hiếu

Theo người xưa kể lại rằng, vì mẹ già của ngài ốm nặng phải bồi dưỡng thịt cá nên ngày ngày vị sư phải chống gậy vượt hơn 5km tìm cá tươi về nấu cháo cho mẹ. Mọi người thấy thế nên đàm tiếu là hòa thượng nhưng ăn mặn.

Bỏ ngoài tai những lời đàm tiếu này, ngài vật miệt mài ngày này qua ngày khách kiếm cá và tận tâm chăm sóc mẹ.

Sau khi chuyện đến tai vua Tự Đức, vua đã cho người tìm hiểu thì mới hay thiền sư nấu cháo cho mẹ còn ngài thì vẫn ăn chay, tu hành.

Chùa Từ Hiếu Huế
Sau khi biết được câu chuyện cảm động, vua Tự Đức cho mở rộng Thảo Am thành chùa

Vua Tự Đức nghe được, cảm thấy cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của thiền sư. Năm 1948 (sau một năm ngày thiền sư Nhất Định viên tịch), vua đã cho mở rộng Thảo Am thành chùa từ Hiếu Huế

Trong quá trình mở rộng, xây dựng chùa luôn được triều đình và các quan thái giám cũng như các phật tử quan tâm, giúp đỡ. Đến khi hoàn thành, vua vẫn nhớ đến câu chuyện hiếu thảo đó nên đặt tên là “Từ Hiếu tự”.

Lịch sử chùa Từ Hiếu ở Huế

Như vậy, mọi người đã biết chùa Từ Hiếu Huế từ đâu mà ra. Ngôi chùa này cũng trải qua nhiều giai đoạn mới được như ngày hôm nay. 

  • Năm 1848, chùa vốn là một Thảm Am nhỏ do Tổ sư Nhất Định lập nên để tịnh tu và phụng dưỡng mẹ già.
  • Năm 1849, Thảo Am được mở rộng và tôn tạo, đặt tên là chùa Từ Hiếu.
  • Năm 1894, Ngôi chùa tiếp tục được trùng tu dưới sự giúp đỡ của vua Thành Thái, các giác quan và các tín đồ Phật tử.
Chùa Từ Hiếu Huế
Chùa Từ Hiếu trải qua nhiều lần tu sửa qua các đời
  • Năm 1931, Hòa thượng Huệ Minh tiếp tục cho trùng tu và xây dựng thêm hồ bán nguyệt để tạo khung cảnh hữu tình, trong lành cho chùa Từ Hiếu Huế.
  • Năm 1962, hòa thượng Chơn Thiệt lại tiếp tục sửa và chỉnh trang toàn cảnh khuôn viên ngôi chùa.
  • Năm 1971, Thượng tọa Chí Niệm cho trùng tu cửa tam quan, mở rộng hồ bán nguyệt và sửa chữa những nhà cửa đã bị hư hỏng.

Ở thời điểm này này, ngôi chùa là địa điểm an dưỡng khi về già của rất nhiều quan sức và thái giám thời Nguyễn. Còn bây giờ, nơi đây là điểm đến làm lễ của các tín đồ Phật tử gần xa.

Kiến trúc chùa Từ Huế – Ngôi cổ tự độc đáo của cố đô

Chùa Từ Hiếu thành phố Huế không chỉ là ngôi chùa gắn với câu chuyện đạo hiếu cảm động mà còn nổi bật bởi kiểu kiến trúc hài hòa với thiên nhiên. Khung cảnh chùa khiến người ta có cảm giác như lạc thế giới nửa thực nửa mơ.

Xây dựng từ thế thế kỷ 19, chùa Từ Hiếu Huế chịu ảnh hưởng rõ nét kiến trúc thời phong kiến. Các chi tiết như rồng, phương được chạm khắc rất tỉ mỉ. 

Chùa Từ Hiếu Huế
Nét đẹp cổ kính thời phong kiến thể hiện rõ ở ngôi chùa

Những cây cột, phần hiên hay mái ngói cũng được chạm thêm nhiều biểu tượng tạo nên vẻ bề ngoài ấn tượng.

Nhà chùa làm theo kiểu 3 ngăn, 2 chái gồm khu chính điện là nơi thờ Phật. Sau lưng là Quảng Hiếu đường và án thờ Tả quân Đô thống – Lê Văn Duyệt cùng con ngựa gỗ, thanh đại đao của ông. Ngoài ra còn có nhiều vị thần khác.

Chùa Từ Hiếu Huế
Các công trình, chi tiết nhỏ bên trong đều mang vẻ trầm mặc của thời gian

Mỗi ngôi nhà ở chùa Từ Hiếu Huế đều mang dáng dấp của những ngôi nhà rường Huế nằm hòa mình với thiên nhiên. Đó là hồ sen, hồ cá, con suối,… Có cửa chùa, cổng Tam quan rêu phong và rừng cây xanh tốt.

Cảnh quan chùa Từ Hiếu vừa mang nét thơ mộng, hữu tình, vừa có dấu ấn của lịch sử và dòng chảy của thời gian. Khiến bất kỳ ai tới đây dù chỉ một lần đều cảm thấy thư thái trong tâm hồn bởi sự nhẹ nhàng. 

>> Đọc ngay: Tham quan Chùa Thiền Lâm Huế – Ngôi chùa Phật Đứng Phật Nằm

Cách di chuyển đến chùa Từ Hiếu Huế từ trung tâm thành phố

Do chùa Từ Hiếu chỉ cách trung tâm thành phố chưa đầy 5km nên chỉ mất tầm 13 phút di chuyển. Du khách có thể dễ dàng đến đây bằng nhiều loại phương tiện khác nhau.

Chỉ dẫn đường đi chùa Từ Hiếu

Từ trung tâm thành phố, bạn lái xe đi theo đường Điện Biên Phủ. Hết đường thì rẽ đường Lê Ngô Cát. Từ đây bạn chạy thêm một đoạn sẽ thấy biển chỉ dẫn đường đi tới chùa từ Hiếu Huế.

Chùa Từ Hiếu Huế
Bạn có thể sử dụng bản đồ chỉ đường đến chùa Từ Hiếu

Đi trên con đường Lê Ngô Cát với hai bên đường là những đồi thông xanh, cho bạn cảm giác như đang lạc vào con đường Đà Lạt, mát mẻ và trong vô cùng. Bạn cứ đi thẳng khoảng 2km là thấy tổ đình Từ Hiếu, rẽ vào là đến chùa.

Đây là một địa điểm nổi tiếng nên nếu lỡ có đi nhầm đường thì bạn có thể hỏi bất kỳ ai, hầu như người dân nào cũng biết. Hoặc có thể sử dụng ứng dụng google maps cho chắc chắn nhé!

Phương tiện di chuyển phù hợp

Vì đường đến chùa Từ Hiếu Huế khá ngắn và dễ đi nên bạn có thể sử dụng mọi loại phương tiện.

Chùa Từ Hiếu Huế
Bạn có thể sử dụng xe máy hay ô tô, taxi đều được
  • Xe máy: Phù hợp với những bạn trẻ, đi du lịch tự túc và muốn tự do, chủ động. Giá thuê xe máy Huế chỉ dao động từ 100.000 – 150.000đ/ngày.
  • Ô tô: Ô tô cá nhân hay thuê ô tô sẽ là lựa chọn lý tưởng cho những gia đình/nhóm khách.
  • Taxi: Dịch vụ taxi ở Huế rất phát triển nên không khó để đón xe đến chùa. Giá cước khoảng 70.000 – 80.000đ/chiều. Tùy theo số người mà đặt xe 4 hoặc 7 chỗ.

Thời điểm tham quan chùa Từ Hiếu Huế khi nào phù hợp nhất?

Chùa Từ Hiếu nằm trong khu rừng thông, khung cảnh đậm chất thơ, bầu không khí vô cùng trong lành, mát mẻ. Vì thế, bạn có thể ghé thăm ngôi chùa bất kỳ thời điểm nào. 

Tuy nhiên, theo kinh nghiệm du lịch Huế thì bạn vẫn nên đi vào mùa khô (tháng 3 – tháng 9). Lúc này trời nắng, khô ráo nên việc di chuyển dễ dàng. Rừng thông xanh ngát nên việc tham quan, vãn cảnh chùa cũng trọn vẹn hơn.

Chùa Từ Hiếu Huế
Nếu viếng thăm chùa vào một ngày trời nắng hoặc tháng 7 Âm lịch sẽ lý tưởng nhất

Thời điểm này sẽ trúng dịp tháng 7 Âm lịch. Chùa Từ Hiếu Huế sẽ đón rất nhiều Phật tử từ khắp nơi tìm về làm lễ để cảm ơn cha mẹ nhân mùa vu lan báo hiếu. Không khí ở chùa thời gian này trở nên đông đúc, náo nhiệt hơn bao giờ hết.

Bạn cũng có thể sắp xếp ghé chùa dịp đầu năm. Lúc này muôn hoa đua nở, ngập tràn trong sắc xuân. Đồng thời chùa còn diễn ra nhiều sự kiện. Mọi người thường đến đây để cầu lộc và một năm bình an.

>> Đọc tham khảo: Nên đi du lịch Huế mùa nào tháng mấy là đẹp nhất?

Khám phá chùa Từ Hiếu Huế và những trải nghiệm đặc biệt?

Với câu chuyện ý nghĩa, động lòng người cộng với vẻ trầm mặc, an yên, chùa Từ Hiếu luôn có những điều đáng để khám phá. 

– Ngắm nhìn và hòa mình vào vẻ đẹp của ngôi chùa

Không hổ xanh khi xem chùa Từ Hiếu Huế là một trong những danh thắng tâm linh lớn nhất của vùng đất kinh kỳ. Nơi đây giống như một bức tranh thiên nhiên với cảnh sắc hữu tình, lung linh.

Chùa Từ Hiếu Huế
Ngắm nhìn vẻ đẹp nên thơ, trong lành của ngôi chùa

Con đường trong sân chùa gợi lên một không gian đậm chất miền quê với hàng cây xanh mướt hai bên, cùng con đường lát đá sạch sẽ. Cổng chùa thì phủ màu của rêu phong, cổ kính, đậm chất tôn giáo.

Trước chùa Từ Hiếu Huế có một hồ nước với làn nước trong xanh quanh năm. Những bóng cây phả xuống mặt nước khiến khuôn viên trong trầm mặc hơn. 

Chùa Từ Hiếu Huế
Ở đây có một hồ nước, kết hợp với thiên tạo tạo nên khung cảnh hữu tình

Ngoài ra, khuôn viên chùa trồng rất nhiều cây xanh, có cả những cây cổ thụ. Vào những ngày đầy nắng, ánh nắng vàng khẽ chiếu qua những tán cây giúp cho vẻ đẹp ấy lại thêm thơ mộng, nhẹ nhàng. 

– Tận hưởng không gian thanh tịnh, an yên

Đến du lịch chùa Từ Hiếu Huế vào một ngày nắng đẹp, bạn sẽ cảm nhận được sự trong lành và thanh tịnh hết sức của ngôi chùa.

Tuy chỉ cách trung tâm thành phố 5km nhưng nơi đây hoàn toàn khác biệt với thế giới xô bồ, nhộn nhịp ngoài kia.

Chùa Từ Hiếu Huế
Bất kỳ ai đặt chân tới chùa đều có một cảm giác an yên, thư thái

Chùa nằm giản dị trong cánh rừng thông, khuôn viên ngập tràn cây xanh cùng với ngôi chùa mang dáng dấp cổ kính lâu đời. 

Tất cả toát lên một không gian an yên, khiến bất kỳ ai bước chân vào đều cảm thấy như đang ở một miền quê xưa cũ nào đó, bình yên vô cùng.

Chùa Từ Hiếu Huế
Không gian bên trong chính điện

Khi tiếng chùa vang lên, âm thanh vang vọng trong núi rừng rộng lớn. Lẫn thêm tiếng chiu hót, tiếng gió thổi hẳn ai cũng thấy dễ chịu, thư thái.

– Tham quan nghĩa trang của các vị thái giám thời Nguyễn

Trong khuôn viên chùa Từ Hiếu Huế có một khu vực rất đặc biệt, đó là khu nghĩa trang nằm sau khuôn viên chính của chùa.

Đây chính là nơi an nghỉ của 24 vị thái giám triều Nguyễn – những người dành cả đời để phục vụ trong chốn thâm cung.

Chùa Từ Hiếu Huế
Khu nghĩa trang của các vị thái giám triều Nguyễn bên trong chùa Từ Hiếu

Nghĩa trang rộng tới 1.000m2, xung quanh có tường thành bảo vệ vững chắc. Các ngôi mộ được sắp xếp thành 3 hàng, phân chia theo cấp bậc, chức vụ của các quan thái giám ngày xưa.

Ở giữa nghĩa trang cái vị thái giám có đặt tấm bia khắc ghi những công lao to lớn của họ đối với triều đình nhà Nguyễn suốt từng ấy thế kỷ.

– Tìm hiểu những câu chuyện về vị thiền sư Thích Nhất Hạnh

Chùa Từ Hiếu Huế chính là nơi bắt nguồn con đường tu tập của thiền sư Thích Nhất Hạnh. Đồng thời cũng là nơi mà ngài tịnh dưỡng những năm cuối đời. 

Thích Nhất Hạnh là vị thiền sư, nhà lãnh đạo Phật giáo có tầm ảnh hưởng lớn cả trong và ngoài nước. Ngài có những đóng góp to lớn trong nhiều lĩnh vực.

Chùa Từ Hiếu Huế
Tham quan chùa bạn sẽ hiểu hơn về cuộc đời, ý đạo của thiền sư Thích Nhất Hạnh

Ngôi chùa này chính là nơi thiền sư sinh sống bình an thuở thiếu thời. Từ đây hình thành nên cái nôi nuôi dưỡng ước mơ, ý chí và mong muốn cứu khổ, giúp đời. 

Tham quan chùa bạn sẽ được thuật lại những câu chuyện về cuộc đời, sự nghiệp tu hành của thiền sư. Qua đó, thấm hơn về bài học lá rụng về cội và đạo hiếu.

– Tham gia các lễ hội lớn tại chùa Từ Hiếu Huế

Tuy không phải là ngôi chùa quá lớn và khang trang nhưng chùa Từ Hiếu cực kỳ nổi tiếng. Tại đây thường diễn ra các lễ lớn thu hút đông đảo Phật tử địa phương và các nơi về tham dự.

Chùa Từ Hiếu Huế
Mỗi khi có lễ lớn, chùa Từ Hiếu thu hút rất nhiều người tham dự

Nếu đến chùa đúng dịp, bạn có thể trải nghiệm và tham gia vào nhiều hoạt động tâm linh đặc sắc như: Đại lễ Phật Đản, đại lễ Vu lan, lễ cầu an hay khóa tu chùa Từ Hiếu… Nhớ cập nhật thời gian để tham gia nhé.

>> Xem tham: City tour Huế 1 ngày khám phá cố đô mộng mơ

Gợi ý các quán ăn và khách sạn gần chùa Từ Hiếu Huế

Như đã nói, chùa Từ Hiếu nằm rất gần trung tâm, xung quanh có nhiều điểm du lịch. Do đó, quanh khu vực này cũng có nhiều điểm ăn uống và lưu trú cho du khách lựa chọn.

+ Các quán ăn, nhà hàng gần chùa Từ Hiếu

Ẩm thực Huế rất đa dạng nhưng hẳn ai đến viếng thăm chùa Từ Hiếu Huế đều muốn thưởng thức ẩm thực chay đúng không? Đồ ăn chay tuy giản dị nhưng hương vị không kém phần hấp dẫn. Bạn có thể ghé một trong 2 quán sau để thử:

Ăn gì khi tham quan chùa Từ Hiếu Huế
Bạn hãy ghé các quán chay gần chùa để dùng bữa nhé

+ Quán chay Tịnh Tâm: Quán có không gian đơn giản nhưng thoáng mát, bàn ghế với tone màu mộc mạc. Ở đây phục vụ thực đơn rất phong phú, phù hợp với khẩu vị của du khách, có rất nhiều món chay rất riêng của Huế.

  • Địa chỉ: 54 Lê Ngô Cát, phường Thủy Xuân, TP Huế

+ Quán chay Thiền Tâm: Thiền tâm cũng có không gian giản đơn, nhân viên phục vụ nhiệt tình nên khách luôn thấy hài lòng. Quán có menu đa dạng nhiều món đặc trưng. Tất cả được chế biến từ nguyên liệu tươi ngon nên khó cưỡng.

  • Địa chỉ: 110A Lê Ngô Cát, phường Thủy Xuân, TP Huế

+ Khách sạn gần chùa Từ Hiếu Huế

Lựa chọn những khách sạn gần chùa Từ Hiếu vừa thuận tiện trong việc tham quan chùa, vừa dễ dàng khám phá các điểm nằm gần. Đặc biệt, sẽ rất phù hợp cho những ai cần không gian yên tĩnh.

Khách sạn gần chùa Từ Hiếu Huế
Lưu trú gần chùa Từ Hiếu cũng là lựa chọn lý tưởng

+ Khách Sạn Pilgrimage Village

  • Địa chỉ: 130 Minh Mạng, phường Thủy Xuân, TP Huế
  • Điện thoại: 0234 3885 461

+ Hue Ecolodge

  • Địa chỉ: 02 Lương Quán, phường Thủy Biều, TP Huế
  • Điện thoại: 0234 3935 818

+ Spring Garden Villa

  • Địa chỉ: 46 Minh Mạng, phường Thủy Xuân, TP Huế
  • Điện thoại: 0234 3816 869

+ Pinehill Tu Hieu Homstay Meditation

  • Địa chỉ: 72C Lê Ngô Cát, phường Thủy Xuân, TP Huế
  • Điện thoại: 0855 254 114

>> Tham khảo thêm: Các khách sạn 3 sao Huế vị trí đẹp, giá tốt 

Nằm gần chùa Từ Hiếu Huế có những địa điểm du lịch nào?

Đến du lịch miền đất cố đô, ngoài chùa Từ Hiếu bạn có thể tìm hiểu thêm về văn hóa, lịch sử và con người ở đây thông qua các địa điểm nằm gần chùa. Tất cả những địa danh mà tourhue.vn gợi ý dưới đầy đều nổi tiếng và không kém phần đặc biệt.

+ Làng hương Thủy Xuân 

Nằm cách chùa Từ Hiếu Huế chỉ hơn 1km, làng hương Thủy Xuân được biết đến với nghề làm hương lâu đời ở cố đô (khoảng 700 năm trước).

Xưa kia làng là nơi cung cấp hương cho triều Nguyễn. Ngày nay làng hương trở thành một điểm tham quan thu hút khách.

Nằm gần chùa Từ Hiếu Huế có những địa điểm du lịch nào
Tham quan làng hương Thủy Xuân nổi tiếng ở Huế

Tới làng hương Thủy Xuân, bạn sẽ được tìm hiểu về lịch sử làng nghề, hiểu hơn về quy trình làm hương và tự tay thực hành. Đặc biệt là check-in “sống ảo” bên khung cảnh rực rỡ, đủ sắc màu của những bó hương.

  • Địa chỉ: đường Huyền Trân Công Chúa, phường Thủy Xuân, TP Huế

+ Lăng Tự Đức

Lăng Tự Đức là một trong những công trình ấn tượng bậc nhất trong hệ thống lăng tẩm Huế. Lăng nằm yên bình giữa núi non trùng điệp. Từ chùa Từ Hiếu Huế tới đây chỉ mất tầm 6 phút (1,8km).

Nằm gần chùa Từ Hiếu Huế có những địa điểm du lịch nào
Lăng Tự Đức – điểm đến đã quá nổi tiếng

Đây được biết đến là nơi an nghỉ của vua Tự Đức. Lăng có không gian rộng lớn với nhiều công trình kiến trúc cổ kính. Đặc biệt là khung cảnh thiên nhiên hết sức nên thơ, hữu tình. 

  • Địa chỉ: Cầu Đông Ba, thôn Thượng, TP Huế

+ Lăng Đồng Khánh

Nằm rất gần với chùa Từ Hiếu Huế còn có lăng Đồng Khánh (cách khoảng 1,6km). Do đó, bạn đừng bỏ qua địa điểm du lịch Huế này nhé. Nằm trong quần thể di tích cố đô Huế, lăng Đồng Khánh được xây dựng để tưởng nhớ vị vua thứ 9 của triều Nguyễn.

Nằm gần chùa Từ Hiếu Huế có những địa điểm du lịch nào
Du khách cũng nên dành thời gian tham quan lăng Đồng Khánh

Sở hữu lối kiến trúc giao thoa Á – Âu độc đáo, lăng Đồng Khánh thể hiện rõ dấu ấn của 2 thời điểm lịch sử khác nhau với nhiều hạng mục đáng để chiêm ngưỡng.

  • Địa chỉ: Đoàn Nhữ Hải, phường Thủy Xuân, TP Huế

>> Tham khảo: Tour Huế 1 ngày từ Đà Nẵng giá rẻ, trọn gói

Một số lưu ý cần biết khi tham quan chùa Từ Hiếu Huế

Cũng như các ngôi chùa linh thiêng khác, khi viếng thăm chùa Từ Hiếu linh thiêng, du khách nhớ lưu ý những điều dưới đây nhé!

  • Chùa là điểm du lịch tâm linh, trang nghiêm. Khi tham quan, bạn nên ăn mặc kín đáo, lịch sự. Không nên mặc váy quá ngắn hay đồ hở hang phản cảm.
  • Một điều tưởng chừng như đơn giản nhưng rất quan trọng đó là du khách không được đội mũ/nón khi vào viếng chùa.
  • Chùa Từ Hiếu Huế là nơi tu hành thanh tịnh, khi tham quan hãy cố gắng giữ trật tự, không nói chuyện lớn, đùa giỡn gây ồn ào hay sử dụng những lời nói thô tục.
Chùa Từ Hiếu Huế
Hãy giữ trật tự và ăn mặc lịch sự khi vào chùa nhé
  • Hãy giữ gìn vệ sinh, cảnh quan ngôi chùa. Không được vứt rác bừa bãi và đặc biệt lưu ý không mang theo thức ăn, nhất là đồ ăn mặn vào chùa nhé.
  • Bạn có thể mang theo một chai nước suối phòng khi khát vì trong chùa không có quán nước hay dịch vụ ăn uống nào.
  • Nếu có ý định mang theo đồ hành lễ, bạn hãy hỏi ý các vị sư trong chùa trước nhé, bởi không phải chùa nào cũng chấp nhận điều này.
  • Trường hợp tự đi xe máy bạn có thể chạy vào và bỏ trong chùa (có khu vực dành riêng để đổ xe) hoặc bỏ ngoài cổng nhưng nhớ khóa cổ cẩn thận.

Với địa thế đẹp, không gian thanh tịnh, cảnh quan tươi xanh và trong lành, chùa Từ Hiếu Huế luôn thu hút nhiều người. Không riêng gì các tín đồ Phật tử mà còn cả du khách các nơi. Nếu một ngày bạn cảm thấy mệt mỏi, áp lực với cuộc sống hãy đến đây để tìm chút an yên cho tâm hồn nhé.

Trang – Tourhue.vn

Bài viết liên quan