Cố đô Huế có rất nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử với niên đại hàng trăm năm. Một trong số đó phải kể đến chùa Thiên Mụ Huế, một ngôi chùa cổ nổi tiếng và tâm linh bậc nhất với kiến trúc tuyệt đẹp. Hãy cùng TourHue.vn tìm hiểu thêm về ngôi chùa này để biết vì sao nó có sức hút với du khách đến vậy nhé.
Giới thiệu chùa Thiên Mụ Huế – chùa cổ 400 năm tuổi
Toạ lạc bên dòng sông Hương thơ mộng, vẻ đẹp của chùa Thiên Mụ trở thành nguồn cảm hứng của nhiều tác phẩm thơ ca. Tiếng chuông ở ngôi chùa này cũng gieo thương nhớ đối với người dân và du khách thập phương.
Chùa Thiên Mụ ở đâu?
Chùa Thiên Mụ nằm bên bờ sông nào? Chùa Thiên Mụ cách Huế bao xa? Là những thắc mắc mà nhiều người muốn biết khi tìm hiểu về ngôi chùa cổ kính, linh thiêng này.
Địa chỉ chùa Thiên Mụ Huế nằm tại đỉnh đồi Hà Khê, trên đường Nguyễn Phúc Nguyên, thuộc phường Hương Long, ở bờ Bắc sông Hương. Chùa nằm cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5 cây số.
Tên gọi khác của chùa Thiên Mụ Huế
Chùa Thiên Mụ còn được biết đến với một cái tên khác là chùa Linh Mụ. Chùa Thiên Mụ ý nghĩa là “bà mụ nhà trời”.
Tuy nhiên, vì vấn đề kiêng cữ mà dưới thời vua Tự Đức, để có thể mong cầu con nối dõi, nhà vua sợ chữ “Thiên” phạm đến Trời cao nên đã cho đổi tên từ Thiên Mụ sang Linh Mụ, có nghĩa là “Bà mụ linh thiêng”.
Từ đó cho đến nay, ngôi chùa này tồn tại dưới 2 tên gọi khác nhau là Thiên Mụ hoặc Linh Mụ.
Lịch sử hình thành chùa Thiên Mụ
Theo sử sách ghi lại, lịch sử chùa Thiên Mụ Huế có từ lâu đời và là một trong các ngôi chùa cổ xưa nhất ở Huế. Thiên Mụ được chúa Nguyễn Hoàng đặt vào năm 1601.
Trước đó, chúa Nguyễn Hoàng đi vào xứ Thuận Hoà làm trấn thủ vùng Quảng Nam, ông đã đi xem thế đất để chuẩn bị cho việc mở rộng bờ cõi và xây dựng cơ đồ nhà Nguyễn sau này.
Trong một lần cưỡi ngựa rong ruổi ở bờ sông Hương, chúa Nguyễn Hoàng đã bất ngờ gặp ngọn đồi Hà Khê. Nhận thấy nó mang hình dáng giống một con rồng, vì thế ông đã cho binh linh xây dựng ngôi chùa có mặt hướng ra sông Hương và đặt tên là Thiên Mụ.
Chùa Thiên Mụ đã trải qua khá nhiều đợt trùng tu, nổi bật nhất trong số đó chính là dưới thời chúa Nguyễn Phúc Chu. Năm 1710, chúa Nguyễn Phúc Chu đã cho đúc một chuông Đại Hồng Chung nặng 2 tấn.
Năm 1714, chúa Nguyễn tiếp tục cho trùng tu hàng chục công trình khác như: Điện Thiên Vương, nhà Thuyết Pháp, lầu Tàng Kinh, điện Đại Hùng… Sau trận bão lớn vào năm 1904 thì chùa đã bị hư hại nghiêm trọng, trong đó đình Hương Nguyện đã bị sụp đổ hoàn toàn.
Sự tích chùa Thiên Mụ Huế
Ngày xưa, có một vị tiểu thư là con gái của vị quan lớn. Nàng đem lòng yêu chàng trai gia cảnh nghèo khó lại mồ côi bố mẹ, nhưng vì không môn đăng hộ đối nên bị gia đình cấm cản.
Quá đau khổ vì không được chấp thuận nên cả hai đã cùng ra bến thuyền trước chùa Thiên Mụ Huế để tự vẫn. Lại trớ trêu thay, chàng trai đuối nước mà chết, còn cô gái thì được dân làng cứu mạng.
Trải qua nhiều năm, cô gái đã dần quên đi chuyện cũ. Chàng trai nằm dưới sông Hương thì vẫn một mực chờ nàng nhưng không thấy, vì thế đã sinh lòng uất hận mà nhập vào chùa Thiên Mụ rồi lập lời nguyền: “Mọi cặp đôi yêu nhau đến chùa sẽ phải chia tay”.
Lời nguyền đó vẫn được người đời truyền miệng đến ngày nay. Chính vì vậy đã tăng thêm sự huyền bí, linh thiêng cho sự tích chùa Thiên Mụ ở Huế.
>> Đọc thêm bài: Kinh nghiệm du lịch Huế 2 ngày 1 đêm đi đâu, ở đâu và ăn gì?
Phương tiện, cách di chuyển đến chùa Thiên Mụ Huế
Chùa Thiên Mụ nằm cách trung tâm không quá xa nên bạn có thể thuận tiện đến nơi này tham quan. Nếu chưa biết cách đi chùa Thiên Mụ thành phố Huế thì bạn có thể đi theo hướng dẫn dưới đây.
Cách di chuyển đến chùa Thiên Mụ
Từ trung tâm thành phố, bạn chạy xe theo đường Đặng Thái Thân rồi rẽ vào Lê Huân. Tiếp đó rẽ vào đường Ông Ích Khiêm rồi rẽ sang Nguyễn Trãi.
Đi một đoạn thì rẽ sang Lê Duẩn, đi qua vòng xuyến chạy thẳng tới đường Kim Long, chạy thêm 2km đường Nguyễn Phúc Nguyên là sẽ thấy chùa Thiên Mụ Huế Thừa Thiên Huế.
Phương tiện di chuyển đến chùa
Muốn đến chùa Thiên Mụ ở cố đô Huế, bạn có thể di chuyển bằng nhiều loại phương tiện khác nhau. Cụ thể như:
+ Đi xe máy: Là phương tiện linh động để bạn tham gia du lịch Huế tự túc linh động. Bạn có thể thuê xe máy ở khách sạn, cửa hàng cho thuê xe máy trên địa bàn thành phố với giá từ 100k -120k/xe/ngày.
+ Đi taxi/grab: Đường đến chùa Thiên Mụ Huế khá bằng phẳng, dễ đi, do đó, bạn có thể bắt taxi hoặc grab để đi cho tiện. Xe ngồi cũng thoải mái không sợ nắng nóng.
+ Đi xe đạp: Nếu bạn ở gần chùa và muốn trải nghiệm vẻ đẹp trên đường đi thì có thể đạp xe đạp vì đường đi lên chùa rất đẹp và ngắn. Tuy nhiên nên đạp vào sáng sớm để tránh nắng nóng và xe cộ đông đúc.
+ Đi thuyền rồng: Bạn cũng có thể thuê thuyền rồng đi dọc theo sông Hương đến chùa Thiên Mụ. Thời gian đi khoảng 30 phút và có thể tận hưởng cảnh đẹp cùng gió sông mát rượi.
>> Gợi ý: Thuê xe máy Huế list 15 địa điểm cho thuê uy tín giao tận nơi
Du lịch chùa Thiên Mụ Huế mùa nào đẹp nhất?
Thuyết minh về chùa Thiên Mụ ở Huế thì bạn có thể tham quan chùa bất kỳ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, khoảng thời gian lý tưởng nhất để bạn đến chùa chính là đầu năm: từ khoảng tháng 1 đến cuối tháng 3.
Đây là thời điểm mà khí hậu ở Huế rất dễ chịu, thời tiết mát mẻ, quang mây, không có mưa, rất thích hợp để vãn cảnh chùa Thiên Mụ Huế.
Bạn cũng có thể đến đây vào khoảng tháng 4 đến tháng 8 hàng năm. Thời tiết ở Huế lúc này mặc dù đã khá nóng nhưng vẫn phù hợp để bạn tham quan, check in tại chùa. Buổi chiều bạn còn có thể ngắm hoàng hôn trên sông Hương.
Để thuận tiện cho việc tham quan, đi lại, bạn có thể đăng ký tour Huế 1 ngày từ Đà Nẵng của TourHue.vn. Giá tour chỉ từ 640k/người, bạn có thể kết hợp tham quan vịnh Lăng Cô, làng Ngọc Trai, lăng Khải Định, Đại Nội Huế, chùa Thiên Mụ Huế…
Bạn hạn chế đi chùa Thiên Mụ vào mùa mưa nhé. Vì mùa mưa ở Huế thời gian khá dài, đôi khi còn kèm theo lũ lụt nên việc đi lại sẽ rất khó khăn. Chùa Thiên Mụ lại là địa điểm check in bên ngoài trời nên cũng không thuận lợi để bạn ghé đến chụp hình.
Cập nhật giờ mở cửa và giá vé chùa Thiên Mụ Huế dành cho du khách
Thuyết minh về chùa Thiên Mụ Huế là một địa điểm tham quan hấp dẫn du khách. Để giúp du khách có thể chủ động về giờ giấc khi đến đây, TourHue.vn sẽ cập nhật kỹ hơn về giờ mở cửa, giá vé để các bạn tham khảo.
Giờ mở cửa chùa Linh Mụ
Chùa Thiên Mụ Huế mở cửa cả ngày nên bạn có thể đi đến đây vào bất cứ khung thời gian nào. Tuy nhiên, nếu muốn chụp được ảnh đẹp và tận hưởng không khí yên bình, mát mẻ ở đây thì bạn nên đến từ 6h – 8h sáng.
Nếu muốn ngắm cảnh hoàng hôn lãng mạn trên bờ sông Hương êm đềm, bạn hãy ghé thăm chùa Thiên Mụ vào buổi chiều, khung giờ từ 16h – 18h.
Chùa Thiên Mụ có thu vé tham quan không?
Chùa Thiên Mụ giới thiệu là một trong địa điểm tham quan miễn phí ở Huế. Do đó, bạn có thể tự do tới đây mà không cần mua vé.
Nếu có thời gian, bạn có thể ghé thăm một số di tích, thắng cảnh ở gần chùa Thiên Mụ. Giá vé của các địa điểm này dao động từ 10k – 100k/lượt.
Khám phá kiến trúc chùa Thiên Mụ Huế có gì những công trình nào đặc biệt?
Trải qua nhiều đợt trùng tu lớn nhỏ trong lịch sử, chùa Thiên Mụ đã có rất nhiều công trình kiến trúc ghi đậm dấu ấn lịch sử. Nào, cùng dạo thử một vòng xem kiến trúc chùa Thiên Mụ có gì đặc biệt mà níu chân du khách đến vậy nhé.
– Cổng Tam Quan
Tọa lạc ngay phía sau tháp Phước Duyên, đây là lối chính để đi vào chùa Thiên Mụ Huế. Cổng Tam Quan có 3 lối đi tượng trưng cho 3 giới Nhân, Quỷ và Thần. Cổng có 2 tầng 8 mái với cửa bằng gỗ được sơn đỏ kiên cố.
Trên đỉnh của mái cổng còn được chạm trổ nhiều hoạ tiết vô cùng độc đáo. Hai bên lối đi của cổng Tam Quan chùa Thiên Mụ Huế thuyết minh còn có tượng Hộ Pháp trấn giữ. Bước qua cổng, bạn sẽ được chiêm ngưỡng 12 tác phẩm điêu khắc khổng lồ bằng gỗ.
– Tháp Phước Duyên
Đi sâu vào bên trong chùa, bạn sẽ thấy xuất hiện một ngọn tháp hình bát giác có tên là tháp Phước Duyên. Ngọn tháp này được xây dựng vào năm 1844 bởi vua Thiệu Trị và có tên ban đầu là Từ Nhân Tháp.
Tháp Phước Duyên cao khoảng 21 mét với 7 tầng, mỗi tầng thờ một vị đức Phật khác nhau. Thân tháp được xây bằng gạch mộc, bó vỉa xây từ đá thanh. Tháp được sơn màu hồng rất độc đáo.
Bên trong tháp còn có một cầu thang xoắn ốc đi từ tầng thấp nhất lên đến tầng cao nhất có thờ tượng Phật bằng vàng. Với kiến trúc ấn tượng, khác lạ, tháp Phước Duyên là điểm check in không thể bỏ lỡ khi tới chùa Thiên Mụ.
– Đền Đại Hùng
Qua tháp Phước Duyên, đi sâu vào bên trong bạn sẽ đến chánh điện của chùa Thiên Mụ Huế – điện Đại Hùng. Điện được trùng tu, xây dựng lại bằng bê tông đặc, bên ngoài phủ một lớp sơn giả gỗ, tạo cảm giác thân quen, gần gũi.
Bên trong điện thờ Phật Di Lặc với chiếc bụng lớn và nụ cười nhân hậu. Ngoài ra, điện Đại Hùng còn lưu giữ các bức đại tự có niên đại từ 1974, một chiếc chuông đồng khổng lồ nặng 2 tấn, cao 2,5 mét.
Đi sâu vào trong diện, bạn còn thấy tượng Tam Thế Phật ở giữa, bên phải là Phổ Hiền, bên trái là Văn Phù Bồ Tát. Đi vào khu vườn sau điện là phòng trưng bày xe và ảnh của hòa thượng Thích Quảng Đức, người đã tự thiêu để phản đối sự đàn áp của Ngô Đình Diệm.
– Đền Địa Tạng
Nằm phía sau điện Đại Hùng chính là Đền Địa Tạng, được ngăn cách bởi khoảng sân rộng và nhiều cây xanh. Đền được xây dựng vào năm 1907 để thờ Quan Công linh thiêng, có thể dự đoán được điều dữ, điềm lành.
Không gian ở đền Địa Tạng khá mát mẻ, du khách có thể tới đây chụp ảnh vào sáng sớm và tận hưởng chút yên tĩnh, thanh tịnh ở đây.
– Mộ tháp cố hòa thượng Thích Đôn Hậu
Cố hoà thượng Thích Đôn Hậu là một trụ trì nổi tiếng ở chùa Thiên Mụ Huế. Ông là người đã dành cả cuộc đời để cống hiến cho sự phát triển của Phật Giáo Việt Nam.
Khu mộ của cố hoà thượng Thích Đôn Hậu cũng có một toà tháp cao 7 tầng. Tuy nhiên, quy mô của toà tháp này nhỏ hơn nhiều so với tháp Pháp Duyên.
– Đình Hương Nguyên
Đình Hương Nguyên chùa Thiên Mụ Huế là một công trình được xây dựng dưới thời vua Thiệu Trị, nằm ngay trước tháp Phước Duyên. Trước đây, đình Hương Nguyên có quy mô khá hoành tráng với kiến trúc độc đáo.
Tuy nhiên, sau cơn bão năm 1904 đổ bộ vào Huế đã làm cho đình bị tàn phá và hư hỏng nặng. Ngày nay, đình đã được tu bổ lại để phục vụ cho du khách tham quan.
– Đồi Hà Khê
Giới thiệu thành phố Huế chùa Thiên Mụ không thể không nhắc đến trải nghiệm check in trên đồi Hà Khê. Ngọn đồi này khiến du khách mê đắm bởi view sông Hương yên bình, bao quanh là những hàng cây xanh mát.
Từ đồi Hà Khê, bạn có thể phóng tầm mắt ngắm nhìn rừng thông trước mặt, đưa mắt nhìn các con thuyền trôi lững lờ trên sông Hương. Một bức tranh phong cảnh bình yên, đẹp đến nao lòng.
Nếu còn thời gian, bạn hãy nán lại để đón hoàng hôn trên đỉnh đồi, chiêm ngưỡng nét lãng mạn, buồn buồn đậm chất Huế mộng mơ. Hoàng hôn ở đây rất đẹp và cũng là toạ độ check in siêu lý tưởng cho những ai mê “sống ảo”.
Đi chùa Thiên Mụ Huế cần sắm gì để cúng lễ?
Chùa Thiên Mụ là địa điểm linh thiêng, du khách có thể hành hương đến chùa vào các dịp đầu năm, tết Nguyên Đán, lễ Phật Đản, ngày rằm…
Vậy đi lễ chùa Thiên Mụ Huế cần chuẩn bị những gì? Nếu được thì bạn nên tự sắm lễ cho mình trước khi đến chùa để tránh việc mua đồ giá cao mà không được như ý, nhất là vào các dịp lễ lớn, cao điểm.
Một điều đặc biệt của chùa Thiên Mụ so với các ngôi chùa khác là nơi đây chỉ thờ Phật nên sẽ dâng lễ chay thay vì lễ mặn. Bạn có thể chuẩn bị mâm lễ gồm: hương hoa, bánh kẹo, quả tươi, chè, nước.
Tuỳ vào tâm dâng lễ mà bạn có thể sắm mâm lễ thích hợp, tuy nhiên, cần chú ý một số chi tiết sau:
- Không mua tiền âm phủ, vàng mã để cúng chư Phật, Bồ Tát, Thánh Hiền ở chùa. Nên đặt tại ban thờ của các vị Đức Ông, Thánh, Mẫu.
- Không đưa tiền thật đặt lên hương án chánh điện thay vào đó bỏ vào hòm công đức.
- Nếu cầu bình an, sức khỏe thì đến cung Tam Bảo. Nếu muốn cầu danh vọng, tình duyên, tiền tại thì cầu ở ban Thánh Mẫu hoặc Đức Ông.
Gợi ý các địa điểm lưu trú gần chùa Thiên Mụ Huế
Chùa Thiên Mụ nằm gần với trung tâm thành phố Huế, do đó, bạn hoàn toàn có thể tìm được một chỗ lưu trú trong chuyến du lịch của mình. Tại Huế, có rất nhiều khách sạn, homestay, resort từ bình dân đến cao cấp, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:
+ Beaulieu Boutique Hotel
- Địa chỉ: 15 đường Phạm Ngũ Lão, P. Phú Hội, Tp. Huế
- Giá phòng: 350k – 600k/đêm
Beaulieu Boutique Huế là một khách sạn 3 sao toạ lạc ở trung tâm thành phố Huế. Phòng ốc ở đây được thiết kế mang phong cách ấm cúng, gần gũi nhưng không kém phần sang trọng.
Bên cạnh dịch vụ nghỉ ngơi, Beaulieu Boutique Huế còn phục vụ bữa sáng với buffet phong phú, đa dạng; dịch vụ cho thuê xe đạp tại khách sạn để du khách thuận lợi tham quan chùa Thiên Mụ Huế và các địa điểm gần đó.
+ Charming Riverside Hotel
- Địa chỉ: 27 đường Nguyễn Sinh Cung, P.Vĩ Dạ, tp. Huế
- Giá phòng: 300k – 450k/đêm
Đây là khách sạn 2 sao được thiết kế với tông màu trắng đỏ hiện đại và cổ điển. Charming Riverside Hotel có 7 tầng với 25 phòng đủ loại từ phòng đơn, phòng đôi đến phòng gia đình với đầy đủ tiện nghi.
Charming Riverside Hotel còn cung cấp các dịch vụ như: dịch vụ đưa đón sân bay giá rẻ, cho thuê xe máy, bán vé sông Hương, cho thuê ô tô tự lái… Khách sạn cách chùa Thiên Mụ Huế khoảng 5km nên cũng rất thuận tiện để đến đó tham quan.
+ Eva homestay Huế
- Địa chỉ: 14/10 đường Bến Nghé, phường Phú Hội, tp. Huế
- Giá phòng: 220k – 300k/phòng
Eva homestay là một homestay xinh xắn, chất lượng nằm gần trung tâm mua sắm. Homestay được thiết kế 5 tầng với 10 phòng lưu trú rộng rãi, thoáng mát cho du khách nghỉ ngơi.
Homestay cũng cung cấp dịch vụ cho thuê xe máy giá rẻ, đặt vé sông Hương, cho thuê xe ô tô du lịch… Nếu bạn muốn du lịch Huế tiết kiệm chi phí thì có thể đặt phòng ở đây.
>> Gợi ý bài viết: CITY TOUR HUẾ 1 NGÀY TỪ HUẾ
Đến tham quan chùa Thiên Mụ Huế nên ăn gì?
Sau một buổi tham quan chùa Thiên Mụ, chắc chắn rằng bạn sẽ cần lấp đầy chiếc bụng rỗng của mình bằng những món ăn ngon. Huế là thiên đường ẩm thực với vô số món vặt, đặc sản nên bạn sẽ không khó khăn để tìm chỗ thưởng thức.
Không cần đi đâu xa, ngay dưới chân chùa Thiên Mụ Huế, bạn có thể ngồi lại thưởng thức chén đậu hũ thơm ngon, dậy mùi gừng, vừa ngắm nhìn khung cảnh sông núi hữu tình để xua đi cái nắng hè oi bức.
Nếu muốn ăn chè Cung Đình Huế 21 món, bạn có thể đến đường Lê Lợi hoặc ghé chè Hẻm Huế ở đường Hùng Vương để ăn chè bột lọc heo quay nức tiếng gần xa.
Ngoài các món ăn vặt kể trên ra, bạn còn có thể làm ấm bụng mình bằng việc thưởng thức bánh bèo, bánh nậm ở đường Nguyễn Thái Học. No bụng hơn thì sẽ có bún bò Huế ở đường Lê Lợi, bún hến ở đường Nguyễn Sinh Cung hay bánh đa cua đường Phạm Hồng Thái…
Mỗi quán ăn ở Huế đều mang một hương vị đặc trưng riêng và luôn được lòng du khách thập phương. Có thời gian, bạn hãy thử làm một chuyến foodtour Huế để thử hết các món ngon ở đây nhé.
Gần chùa Thiên Mụ Huế có địa điểm du lịch nào khác?
Du lịch Huế 1 ngày, ngoài chùa Thiên Mụ, bạn vẫn còn có thể ghé thăm nhiều địa điểm nổi tiếng khác. Gần chùa có rất nhiều điểm đến hấp dẫn cho bạn thoải mái khám phá, check in.
+ Sông Hương Huế
Nằm ngay trước mặt chùa Thiên Mụ Huế là dòng sông Hương êm đềm đã đi vào trong thơ ca và tiềm thức của bao người. Vẻ đẹp của dòng sông này luôn khiến người ta phải vấn vương, thương nhớ.
Sông Hương cũng được xem là một biểu tượng đặc trưng của thành phố Huế. Tới đây, bạn có thể ngồi lên thuyền, nghe ca Huế trên sông Hương và ngắm nhìn cầu Tràng Tiền nhộn nhịp người qua lại.
+ Đại Nội Huế
- Địa chỉ: Đường 23 Tháng 8, phường Thuận Hòa, tp. Huế
Một địa điểm đáng tham quan khác trong hành trình đến Huế lần này chính là Đại Nội Huế. Đây là một quần thể kiến trúc với 100 công trình lớn nhỏ khác nhau mang đậm dấu ấn cố đô như Điện Thái Hoà, Tử cấm thành, Ngọ Môn…
Du khách đến Đại Nội có thể khám phá kiến trúc ở đây bằng xích lô, thưởng thức tách trà thơm ngon ở cung Diên Thọ. Bên cạnh đó, còn có thể thuê các bộ trang phục để hoá thân thành vua chúa, hoàng hậu, công chúa thời xưa để chụp hình.
+ Đồi Vọng Cảnh
- Địa chỉ: 102 Huyền Trân Công Chúa, P. Thuỷ Biều, tp. Huế
Nếu bạn đang tìm một địa điểm để ngắm hoàng hôn ngoài chùa Thiên Mụ Huế thì đồi Vọng Cảnh chính là cái tên được gợi ý cho bạn. Ngọn đồi này không quá lớn nhưng sở hữu cảnh sắc thiên nhiên rất hữu tình.
Đồi Vọng Cảnh là nơi check in của các bạn trẻ ở Huế. Với không khí trong lành, mát mẻ, đây cũng là nơi thích hợp cho các buổi cắm trại, vui chơi ngoài trời. Cảnh sắc hoàng hôn ở đồi Vọng Cảnh đẹp tuyệt vời, là background “sống ảo” cực xịn cho ai muốn có ảnh đẹp nghìn like.
Tham quan chùa Thiên Mụ Huế và những điều cần lưu ý
Là một ngôi chùa linh thiêng nên chùa Thiên Mụ có rất đông du khách thập phương đến tham quan, vãn cảnh mỗi ngày. Để giữ được tôn nghiêm chùa, khi đến đây, bạn nên chú ý một số điều sau:
- Khách tham quan chùa phải ăn mặc lịch sự, kín đáo, không nên mặc quần áo, váy vóc quá ngắn hoặc hở hang.
- Nếu muốn check in và có ảnh đẹp ở chùa thiên Mụ Huế, bạn nên chọn trang phục có tone màu phù hợp với chùa.
- Không gian chùa khá yên tĩnh, vì thế hạn chế cười đùa quá lớn tiếng để không gây ảnh hưởng đến người khác. Khi đi đứng luôn giữ trật tự, không chen lấn, xô đẩy.
- Nên mang theo nước uống và thức ăn nhẹ khi tham quan chùa, đặc biệt nhớ bỏ rác đúng nơi quy định.
Chùa Thiên Mụ Huế và giải đáp các câu hỏi liên quan
Trên đây là những thông tin về chùa Thiên Mụ Huế mà TourHue.vn cung cấp đến bạn đọc. Dưới đây, chúng tôi sẽ bổ sung thêm một số câu hỏi liên quan khác để bạn đọc hiểu rõ hơn.
Chùa Thiên Mụ Huế thờ ai?
Chùa Thiên Mụ là ngôi chùa cổ hơn 400 năm tuổi thờ các vị chư Phật. Cụ thể:
- Thờ Phật ở tháp Phước Duyên
- Thờ Phật Di Lặc, Văn Thù Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát ở điện Đại Hùng
- Thờ Quan Thế Âm Bồ Tát ở Điện Quán Âm.
Chùa Thiên Mụ Huế được xếp vào loại nào?
Chùa Thiên Mụ là di sản văn hoá gì? Với kiến trúc độc đáo, uy nghiêm, lưu giữ nhiều bảo vật quý giá, chùa Thiên Mụ được UNESCO xếp hạng là Di sản văn hoá thế giới.
Đi chùa Thiên Mụ Huế cầu gì?
Chùa Thiên Mụ là nơi viếng thăm của rất nhiều du khách trong nước lẫn nước ngoài. Mọi người có thể tới đây để cầu tài, cầu phúc, cầu bình an, may mắn cho một năm.
Với bề dày lịch sử hơn 400 năm, chùa Thiên Mụ Huế xứng danh là “Đệ nhất cổ tự” ở cố đô. Nếu có dịp du lịch đến Huế, bạn hãy ghé thăm ngôi chùa này để được khám phá kiến trúc độc đáo. Đồng thời, có thể cảm nhận được sự linh thiêng, thanh tịnh mà ngôi chùa này mang lại.
Hằng Min – TourHue.vn