Khám phá cầu ngói Thanh Toàn Huế – Di tích cấp quốc gia

Mang nhiều giá trị về nghệ thuật độc đáo và những dấu ấn văn hóa, lịch sử lâu đời, cầu ngói Thanh Toàn Huế đã được công nhận là một di tích cấp quốc gia. Đồng thời cũng trở thành một trong những điểm du lịch hấp dẫn thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước. Hôm nay hãy cùng tourhue.vn khám phá về cây cầu hơn 240 năm tuổi này!

Cầu ngói Thanh Toàn Huế
Đến Huế, hầu như ai cũng dành thời gian khám phá di tích cầu ngói Thanh Toàn

Giới thiệu về cầu ngói Thanh Toàn Huế 

Bên cạnh Đại Nội, hệ thống lăng tẩm hay chùa Thiên Mụ,… thì cầu ngói Thanh Toàn cũng là một công trình rất nổi tiếng. Không chỉ mang vẻ đẹp kiến trúc, đây còn được xem là “chứng nhân lịch sử” cho sự chuyển mình của cố đô.

Cầu ngói Thanh Toàn Huế ở đâu?

Cầu ngói Thanh Toàn là một địa điểm du lịch Huế tọa lạc trên địa phận làng Thanh Toàn, xã Thủy Thanh, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế (trước kia là huyện Phú Vang). Cách trung tâm thành phố chừng hơn 6km theo đường bộ về hướng Đông. 

Cầu ngói Thanh Toàn Huế
Địa điểm tham quan cầu ngói Thanh Toàn cách trung tầm 6km

Cây cầu này được làm hoàn toàn bằng gỗ, có chiều dài 17m và chiều rộng 4m. Thu hút du khách bởi nét kiến trúc độc đáo và vẻ đẹp cổ kính vượt thời gian. 

Đến tham quan cầu ngói Thanh Toàn Huế, ngoài chiêm ngưỡng nét đẹp của cây cầu. Du khách sẽ được tìm hiểu về lịch sử và những giá trị về văn hóa của nó.

Cầu ngói Thanh Toàn được xây dựng năm nào?

Theo chia sẻ của người dân địa phương sống ở khu vực này cho hay: Xưa kia vùng đất này còn rất hoang sơ, việc qua lại hai bên bờ của người dân phải chèo thuyền khá vất vả.

Đứng trước tình cảnh này, năm 1776, bà Trần Thị Đạo – một người cháu gái thuộc dòng họ thứ 6 của phu nhân một vị quan lớn dưới thời vua Lê Hiển Tông đã bỏ tiền cá nhân của mình ra xây dựng cầu ngói Thanh Toàn Huế bắc qua con hói chạy từ đầu làng Thanh Toàn đến cuối làng.

Cầu ngói Thanh Toàn Huế
Cây cầu này được xây dựng vào năm 1776 do bà Trần Thị Đạo bỏ tiền

Nhờ có cây cầu này, việc đi lại của người dân trong làng trở nên thuận lợi, dễ dàng và an toàn hơn rất nhiều.

Với tấm lòng nhân hậu đó, bà Trần Thị Đạo đã được vua Lê Hiển Tông ban sắc khen. Năm 1925, vua phong cho bà là Dực Bảo Trung Hưng Linh Phù và cho lập bàn thờ trên cầu để thờ bà như một sự biết ơn sâu sắc với công lao to lớn của bà. 

>> Tham khảo: Du lịch Huế: kinh nghiệm tự túc và hướng dẫn chi tiết 2024

Cầu ngói Thanh Toàn Huế được công nhận là gì?

Cùng với Hoàng Thành, các lăng tẩm ở Huế, cầu ngói Thanh Toàn cũng được Di tích cấp quốc gia và năm 1990 (theo quyết định số 575/QĐ ngày 14/7/1990 của Bộ Văn hóa Thông tin).

Đến tháng 1/2019, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế công nhận cầu ngói Thanh Toàn là một địa điểm du lịch của tỉnh. 

Cầu ngói Thanh Toàn Huế
Cầu ngói Thanh Toàn – Di tích cấp quốc gia đáng tự hào

Ngoài ra, hình cảnh cầu còn được in trên tem bưu chính và phát hành vào năm 2012. Đây được xem là một sự công nhận giá trị lịch sử – văn hóa lâu đời của công trình này.

Thuyết minh về cầu ngói Thanh Toàn Huế kiến trúc có gì nổi bật?

Cầu ngói Thanh Toàn là một trong số ít cây cầu ở Việt Nam được xây dựng theo lối “thượng gia – hạ kiều” túc kiểu kiến trúc trên nhà – dưới cầu. Cho đến hiện tại, nó vẫn giữ được hiện trạng nguyên vẹn.

Đồng thời kết cấu của cầu ngói cũng còn rất chắc chắn, ít bị hao mòn, mục nát sau khoảng hơn 2 thế kỷ. Điều này khiến cho cầu ngói Thanh Toàn Huế càng đặc biệt và ấn tượng hơn.

Cầu ngói Thanh Toàn Huế
Tổng thể kiến trúc của cầu ngói Thanh Toàn

Về kiến trúc cầu được chia làm 7 gian, gian rộng nhất nằm ở giữa, bịt kín một phía để đặt bàn thờ bà Trần Thị Đạo. Các gian còn lại thoáng, mỗi bên đặt hai dãy bục gỗ, lan can – nơi mọi người có thể nghỉ ngơi, câu cá.

Hầu hết các cột kèo và những thân gỗ lớn nằm ngang tạo sự chắc chắn cho cầu đều rất đơn giản. Nếu có chạm khắc cũng chỉ sử dụng những họa tiết đơn giản.

Cầu ngói Thanh Toàn Huế
Kết cấu các cột kèo tuy đơn giản nhưng rất chắc chắn

Phần mái che của cầu ngói Thanh Toàn Huế thiết kế dạng ngói ống tráng men nhìn giống với kiểu của những ngôi đình, chùa cổ.

Phần này được chăm chút và trang trí công phu nhất. Các chi tiết trên mái được khảm sứ cầu kỳ, khi có ánh sáng chiếu vào trở nên rất lung linh.

Bên dưới cầu là hệ thống trụ đỡ cũng được làm bằng gỗ. Gồm có tất cả 6 hàng, mỗi hàng 3 cột. Hai hàng cột chính nằm ở giữa có khoảng cách rộng và cao hơn các hàng còn lại. Đảm bảo đủ khoảng trống để các con đò nhỏ có thể đi qua được dễ dàng.

Cầu ngói Thanh Toàn Huế
Phần mái che của cầu ngói Thanh Toàn Huế được chạm khắc khá công phu

Bao bọc xung quanh cầu là đồng ruộng xanh, cây cổ thụ,… Vì thế khi dạo bước trên cây cầu bạn sẽ cảm nhận được sự yên bình của một thôn quê. Nơi văn hóa và kiến trúc lâu đời được giữ gìn trọn vẹn.

Hướng dẫn di chuyển đến cầu ngói Thanh Toàn Huế

Mặc dù nằm ở ngoại ô thành phố nhưng địa điểm du lịch Huế này chỉ cách trung tâm chừng 6km. Vì thế việc di chuyển tới đây không hề khó khăn, bạn hoàn toàn có thể kết hợp khám phá trong cùng lịch trình.

Đường về cầu ngói Thanh Toàn Huế

Tùy vào vị trí xuất phát mà sẽ có hướng đi khác nhau. Bạn có thể sử dụng google map hoặc hỏi người dân địa phương. Đường đi khá vắng xe nên bạn cứ yên tâm di chuyển.

Di chuyển đến cầu ngói Thanh Toàn Huế
Sử dụng ứng dụng chỉ đường sẽ hạn chế được tình trạng lạc đường

Nếu xuất phát từ cầu Trường Tiền Huế, bạn lái xe theo đường Hùng Vương về phía Nam. Gặp vòng xoay thì rẽ trái vào Lê Quý Đôn, đi một đoạn thì rẽ phải vào Tôn Đức Thắng. Sau đó chạy lệch về đường Tố Hữu. 

Đi thẳng theo đường Tố Hữu đến vòng xoay ngã tư – Võ Nguyên Giáp – rẽ phải vào Hoàng Quốc Việt nối dài. Đi miết theo đường này là tới được địa chỉ cầu ngói Thanh Toàn Huế.

Phương tiện di chuyển đến cầu ngói phù hợp

Về cách thức di chuyển, bạn có thể dụng dụng mọi phương tiện: phương tiện cá nhân hoặc công cộng.

  • Phương tiện cá nhân: Có thể là xe máy hoặc ô tô, sau đó đi theo hướng dẫn trên để tới cầu ngói Thanh Toàn. Nếu không có sẵn xe, bạn có thể thuê xe máy Huế hoặc ô tô.
Di chuyển đến cầu ngói Thanh Toàn Huế
Di chuyển bằng phương tiện cá nhân giúp bạn chủ động hơn về chuyến đi
  • Phương tiện công cộng: Nếu không muốn tìm đường, bạn có thể bắt taxi từ trung tâm thành phố đi cầu ngói Thanh Toàn Huế của các hãng như Mai Linh, Thành Công, Vàng, Vin Xanh,… Giá cước từ 11.000 – 15.000đ/km.

Ngoài ra, bạn có thể hoàn toàn sử dụng xe đạp để đạp tới địa điểm này nếu thích trải nghiệm kết hợp rèn luyện sức khỏe. Cũng có thể di chuyển bằng ghe thuyền nhưng cách này ít hơn.

Nên tham quan cầu ngói Thanh Toàn Huế khi nào?

Cầu ngói Thanh Toàn tuy có mái che nhưng các hoạt động tham quan và trải nghiệm chủ yếu đều ngoài trời. Do đó, tốt hơn hết bạn nên lựa chọn thời điểm khô ráo. Để không bị dính mưa, hãy cân nhắc một trong hai khoảng thời gian sau:

  • Đầu năm (tháng 2 – tháng 4): 

Lúc này thời tiết ở Huế vẫn còn là mùa xuân nên nhiệt độ thấp, trời mát mẻ. Không còn mưa dầm dề mà chỉnh thỉnh thoảng có mưa lất phất, ngày nắng vẫn chủ yếu. Du lịch thời điểm này khá dễ chịu, thuận tiện tham quan và chụp ảnh.

Cầu ngói Thanh Toàn Huế
Để tham quan địa điểm này, bạn nên chọn ngày nắng ráo
  • Mùa hè (tháng 5 – tháng 8):

Đi chơi cầu ngói Thanh Toàn Huế khoảng thời gian này cũng rất lý tưởng vì trời hầu như không mưa. Tuy nhiên mùa này, bạn nên đi vào buổi sáng hoặc sau giờ chiều vì khá nắng nóng. 

Bạn cũng có thể đi vào tháng 9 (mùa thu) nhưng phải theo dõi thời tiết trước. Địa điểm này không có quy định về thời gian mở cửa nên ngày nào bạn tới đều được nhé. 

Cầu ngói Thanh Toàn Huế review những trải nghiệm thú vị

Có dịp về cầu ngói Thanh Toàn, qua những con đường quanh co qua cánh đồng quê bát ngát, bạn đừng bỏ qua những trải nghiệm thú vị ở đây.

– Chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính của cầu ngói Thanh Toàn

Như đã nói ở trên, cầu ngói Thanh Toàn ở Huế được xây dựng theo lối “thượng gia – hạ kiều” – một kiểu kiến trúc rất đặc trưng ở Việt Nam thời kỳ thế kỷ 17, 18. 

Lối kiến trúc độc đáo này chỉ bắt gặp ở một số công trình như chùa cầu ở Hội An, cầu Phú Khê, cầu Khúc Thoại ở miền Bắc.

Cầu ngói Thanh Toàn Huế
Bất kỳ ai tới đây cũng đều ngạc nhiên trước vẻ đẹp kiến trúc của công trình

Cây cầu nằm bắc qua một con mương (nhánh nhỏ của sông Như Ý) với vật liệu chủ yếu là gỗ chắc chắn. Xung quanh là đồng ruộng bát ngát và có rất nhiều cây xanh. 

Ngoài ra còn có các con đường làng, nhà vườn, cầu cống, nhà thờ,… tất cả tạo nên vẻ đẹp cổ kính, đậm chất làng quê. Đứng từ trên cầu ngói Thanh Toàn Huế, bạn sẽ cảm nhận được không khí mát mẻ, trong lành.

>> Xem thêm: Tour Huế 1 ngày từ Đà Nẵng trọn gói

– Nghe thuyết minh về cầu ngói Thanh Toàn hơn 240 năm tuổi

Tham quan địa điểm này, bạn sẽ được nghe người dân ở đây kể lại lịch sử cầu ngói Thanh Toàn và rất nhiều câu chuyện thú vị đằng sau nó. Điều này sẽ giúp bạn hiểu hơn về lịch sử, kiến trúc xưa ở Huế.

Cầu ngói Thanh Toàn Huế
Tham quan cây cầu bạn sẽ hiểu hơn về lịch sử, kiến trúc của nó

Đặc biệt, khi nghe giới thiệu về cầu ngói Thanh Toàn Huế bạn sẽ hiểu được. Cây cầu được dựng nên không chỉ phục vụ nhu cầu đi lại của người dân được thuận tiện. Đây còn là điểm dừng chân tránh mưa, tránh nắng của người dân.

– Check-in “sống ảo” với nét đẹp cổ kính của cây cầu

Cầu ngói Thanh Toàn Huế cũng được xem là một trong những điểm “sống ảo” xịn sò tại Huế thu hút rất nhiều du khách. 

Cầu ngói Thanh Toàn Huế
Cây cầu và khung cảnh xung quanh sẽ cho bạn nhiều bức hình “sống ảo” đẹp

Không gian làng quê bình dị, sông nước êm đềm và vẻ đẹp cổ kính, nhuốm màu thời gian, chắc chắn là background không thể bỏ qua. Bạn có thể chụp bên ngoài hay bên trong cầu, cảnh thiên nhiên view xa xa đều lý tưởng. 

Nhớ sạc đầy pin cho điện thoại nhé! chỉ cần một chút kỹ năng là bạn sẽ có những bức hình chất ngất.

– Tham quan khu vực nhà trưng bày nông cụ Thanh Toàn

Ngay cạnh cầu ngói Thanh Toàn Huế là nhà trưng bày nông cụ – nơi mà các hoạt động sản xuất nông – ngư nghiệp của một làng quê trên đất cố đô được tái hiện đầy đủ.

Tham quan nhà trưng bày bạn sẽ hiểu hơn về cuộc sống thường nhật của người dân ở đây. 

Cầu ngói Thanh Toàn Huế
Tham quan nhà trưng bày nông cụ Thanh Toàn

Bên cạnh đó, bên trong còn có khu vực giới thiệu hàng thủ công mỹ nghệ và các đặc sản địa phương như: nghề chằm, đan lát, gói bánh tét,… cũng gây được hứng thú đối với du khách.

– Tham gia lễ hội ở cầu ngói Thanh Toàn Huế

Nếu thích sự đông đúc, vui tươi, bạn hãy đến đây vào dịp diễn ra lễ hội. Hằng năm, tại cầu ngói Thanh Toàn diễn ra hai lễ hội lớn là: lễ hội Bà Chòi (ngày 3/1 âm lịch) và lễ giỗ bà Trần Thị Đạo (ngày 15/8 âm lịch).

Cầu ngói Thanh Toàn Huế
Tham gia vào lễ hội sôi động tại cầu ngói Thanh Toàn Huế

Trong đó, lớn nhất là lễ hội giỗ bà Trần Thị Đạo để tưởng nhớ công ơn của người xây dựng cầu. Người dân sẽ tổ chức các nghi lễ trang trọng rước bà từ đình ra cầu và ngược lại. 

Sau phần nghi lễ kết thúc là phần hội với các trò chơi dân gian như: kéo co, hò giã gạo, đua ghe, bịt mắt đập om, bài chòi,… Tái hiện đời sống văn hóa tinh thần và hoạt động sản xuất của người dân ở làng.

Cầu ngói Thanh Toàn Huế
Rất nhiều trò chơi dân gian được tổ chức trong thời điểm này

Đến cầu ngói Thanh Toàn đúng dịp, bạn không những được xem mà còn có thể được chơi, chắc chắn đây là một trải nghiệm đáng nhớ.

– Khám phá chợ đêm cầu ngói Thanh Toàn

Kinh nghiệm du lịch Huế 2 ngày 1 đêm hay 3 ngày 2 đêm, bạn hãy dành thời gian khám phá chợ đêm cầu ngói Thanh Toàn Huế – Phiên chợ đã trở thành thương hiệu riêng, thú hút không chỉ người dân và cả du khách quốc tế.

Cầu ngói Thanh Toàn Huế
Chợ đêm ở cầu ngói Thanh Toàn thu hút đông người tham gia

Tại đây trưng bày, giới thiệu và mua bản những sản phẩm địa phương như: cá lóc đồng, rô đồng, ếch đồng, gạo thơm Thủy Thanh, gà kiến và rất nhiều mặt hàng lưu niệm…

Dọc tuyến đường đi bộ được đầu tư trang trí ấn tượng, bắt mắt, nên sau khi tham quan, mua sắm, bạn có thể dừng lại để chụp những bức hình làm kỷ niệm.

>> Gợi ý: Đi Huế mặc gì chụp ảnh đẹp? Tips những cách phối đồ cực xinh

Đi chơi cầu ngói Thanh Toàn Huế ăn gì và ở đâu?

Tuy nằm cách trung tâm thành phố không xa nhưng vấn đề ăn uống, nghỉ ngơi gần địa điểm này cũng được du khách quan tâm. Bởi vẫn có rất nhiều du khách có lịch trình khám phá qua trưa, thậm chí là qua tối.

Ở di tích cầu ngói Thanh Toàn có gì ăn?

Đến du lịch cầu ngói Thanh Toàn Huế hẳn bạn sẽ thích thú với các món ăn đậm chất làng quê. Hầu hết các món ở đây đều được chế biến từ nguồn nguyên liệu sạch “của nhà trồng được” như: gà, vịt, tôm, cá đồng, các loại rau,…

Ăn gì ở cầu ngói Thanh Toàn Huế
Vùng quê này sẽ “chiêu đãi” du khách bằng những món ăn hấp dẫn

Qua bàn tay khéo léo của những người chị, người mẹ đã tạo nên những món ăn ngon. Bạn sẽ được thưởng thức những món với hương vị hấp dẫn, đậm chất làng quê. Có thể kể đến như:

  • Gà kiến kho tiêu
  • Vịt xáo măng
  • Bông bí xào 
  • Tôm chua
  • Thịt lợn,…

Gần cầu ngói Thanh Toàn Huế có khách sạn nào?

Đa phần du khách sẽ lưu trú ở khu vực trung tâm và chỉ khám phá di tích cầu ngói Thanh Toàn trong ngày. Một phần vì ở đây không có nhiều khách sạn, một phần thời gian mọi người có thể thăm thú thêm các điểm ở trung tâm.

Khách sạn gần cầu ngói Thanh Toàn Huế
Nếu qua đêm ở cầu ngói chỉ có lựa chọn nhà nghỉ hoặc homestay

Tuy vậy, du khách nào có nhu cầu qua đêm ở cầu ngói Thanh Toàn thì có thể chọn nhà nghỉ hoặc homestay:

  • Nhà nghỉ Anh Đào: xã Thủy Phương, huyện Hương Thủy, T.Thừa Thiên Huế – SĐT: 0368 198 384.
  • Xuka Homestay: thôn Thanh Toàn, xã Thủy Phương, huyện Hương Thủy, T.Thừa Thiên Huế – SĐT: 0852 759 952

>> Tham khảo thêm: Top những khách sạn 2 sao Huế chất lượng, giá rẻ

Những địa điểm du lịch gần cầu ngói Thanh Toàn Huế

Thông thường chỉ cần dành ra 2 tiếng hoặc dài nhất thì nửa ngày là đã có thể trải nghiệm khá trọn vẹn tại cầu ngói Thanh Toàn. Thời gian còn lại, bạn hãy kết hợp thăm thú thêm một số địa điểm nằm gần đó để chuyến đi thêm thú vị.

+ Cung An Định

Cung An Định nằm cách cầu ngói Thanh Toàn Huế tầm 5,7km – một công trình vĩ đại dưới triều đại nhà Nguyễn, đánh dấu sự giao thoa giữa hai nền văn hóa Á – Âu trong những năm đầu thế kỷ 20. 

Địa điểm du lịch gần cầu ngói Thanh Toàn Huế
Lạc vào cung An Định – chiêm ngưỡng vẻ đẹp trầm mặc, cổ kính

Không chỉ gây ấn tượng với vẻ đẹp trầm mặc, cổ kính, cung An Định còn mang rất nhiều giá trị lớn lao. Đây từng gắn liền với nhiều nhân vật Hoàng tộc cuối truyền Nguyễn như: vua Bảo Đại, vua Khải Định, hoàng hậu Nam Phương,..

Tới đây tham quan bạn sẽ hiểu hơn về các nhân vật này cũng như lịch sử, quá trình xây dựng cung điện này.

  • Địa chỉ: 97 Phan Đình Phùng, phường Phú Nhuận, TP.Huế
  • Giá vé: 50.000đ/người lớn, trẻ em được miễn phí

+ Nhà thờ Phủ Cam

Đây là nhà thờ có lịch sử lâu đời nhất tại cố đô. Trải qua bao thăng trầm, nhà thờ này ngày càng nổi tiếng, trở thành điểm đến thu hút khách. Tọa độ này nằm cách cầu ngói Thanh Toàn Huế chỉ chừng 7km. 

Địa điểm du lịch gần cầu ngói Thanh Toàn Huế
Nhà thờ Phủ Cam – địa điểm check-in tựa trời Âu

Khác với những công trình khác mang nét đẹp cổ kính, đậm chất văn hóa truyền thống. Nhà thờ Phủ Cam Huế là một công trình có kiến trúc theo kiểu phương Tây. Được xây dựng bằng đá chắc chắn.

Công trình đã có lịch sử hơn 300 năm. Đến nay vẫn là một điểm sinh hoạt tôn giáo của người dân địa phương.

  • Địa chỉ: số 1 Đoàn Hữu Trưng, phường Phước Vĩnh, TP.Huế
  • Giá vé: Miễn phí

+ Phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu

Nếu không ở lại cầu ngói Thanh Toàn Huế vào buổi tối, thời gian buổi tối bạn có thể dạo chợ phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu.

Tuyến phố đi bộ này được kết hợp với cầu đi bộ sông Hương tạo nên không gian thoải mái, lãng mạn cho du khách tham quan, vui chơi vào mỗi buổi tối.

Địa điểm du lịch gần cầu ngói Thanh Toàn Huế
Phố đi bộ – nơi có rất nhiều thứ cho du khách trải nghiệm

Dạo chơi khu phố bạn có thể thưởng thức âm nhạc đường phố, mua sắm và thưởng thức các món đặc sản Huế. Ngoài ra, từ vị trí này cũng dễ dàng khám phá cây cầu Trường Tiền huyền thoại.

  • Địa chỉ: đường Nguyễn Đình Chiểu, phường Phú Hội, TP.Huế

Những lưu ý khác khi tham quan cầu ngói Thanh Toàn Huế

Cầu ngói Thanh Toàn không chỉ là địa danh nổi tiếng xứ Huế, đây còn được xem là nhân chứng lịch sử của cố đô. Khi ghé thăm, bạn hãy lưu ý những điều sau đây:

  • Dù lựa chọn thời điểm nào, bạn cũng nên theo dõi dự báo thời tiết trước để có hướng thay đổi phù hợp.
  • Vào dịp diễn ra lễ hội, ở đây khá đông đúc. Vì vậy bạn hãy cẩn thận, bảo vệ tư trang cá nhân để tránh bị mất cắp hay rơi lạc nhé.
  • Khi tham quan cầu ngói Thanh Toàn Huế hãy chú ý không ngồi lên thành cầu tránh hơi xuống ao. Dọc cầu có nhiều bục gỗ để ngồi nghỉ ngơi.
  • Đừng ngại thử tham gia các trò chơi do người dân tổ chức, họ sẽ hướng dẫn bạn nhiệt tình.
Cầu ngói Thanh Toàn Huế
Một số lưu ý sẽ giúp lần tham quan di tích cầu ngói Thanh Toàn trọn vẹn
  • Vào nhà trưng bày nông cụ, không được phép dịch chuyển các hiện vật. Nếu muốn chụp ảnh, bạn hãy hỏi ý kiến của người quản lý trước.
  • Nếu không qua đêm ở làng, bạn có thể dạo chơi chợ đêm cầu ngói Thanh Toàn sau đó trở về khách sạn ở trung tâm. Nhưng nhớ phải di chuyển về sớm để đảm bảo an toàn.
  • Đây là một điểm tham quan ngoài trời, vậy nên hãy mang theo mũ, áo khoác, bôi kem chống nắng. Mang theo tiền mặt, điện thoại sạc đầy pin,… để chi tiêu và chụp ảnh.

“Ai về cầu ngói Thanh Toàn 

Cho em về với một đoàn cho vui”

Bài thơ về cầu ngói Thanh Toàn Huế một lần nữa muốn nói rằng, cầu ngói Thanh Toàn không chỉ là điểm dừng chân của người dân địa phương. Đây là nơi mà ai khi mỗi lần đến Huế cũng phải ghé thăm. Có dịp bạn hãy ghé qua đây để hiểu thêm về giá trị văn hóa – lịch sử và check-in với cây cầu này nhé!

Trang – Tourhue.vn

Bài viết liên quan