Chùa Báo Quốc Huế là một địa điểm tâm linh yên bình, thanh tịnh ở cố đô. Ngôi chùa này đã có lịch sử hàng trăm năm, gắn liền với nét lịch sử – văn hoá thờ tự từ thế kỷ 17. Hãy cùng tourhue.vn ghé thăm chùa Báo Quốc, chiêm ngưỡng kiến trúc và lắng nghe câu chuyện ly kỳ về “giếng cấm” Hàm Long nhé.
Tổng quan về chùa Báo Quốc Huế – Ngôi chùa nổi tiếng cố đô
Chùa Báo Quốc hay chùa Bảo Quốc Huế là cái tên được nhiều khách du lịch biết đến. Với không gian cổ kính, trang nghiệm, chùa là nơi giúp du khách xua đi những mệt mỏi và áp lực của cuộc sống.
Chùa Báo Quốc ở đâu?
Chùa Báo Quốc Huế toạ lạc ở đường Bảo Quốc Huế, ngay trên đồi Hàm Long, thuộc phường Đúc, tp. Huế. Từ đây, nhìn xuống phía đông là đường Điện Biên Phủ, nhìn về hướng bắc là ga xe lửa.
Chùa Báo Quốc là ngôi chùa Huế thuộc phái Bắc tông, xây dựng theo kiểu chữ Khẩu. Chùa có khuôn viên rộng rãi và là nơi lưu giữ nhiều kỷ vật mang lại giá trị văn hoá.
Lịch sử ra đời chùa Báo Quốc
Lịch sử chùa Báo Quốc trải qua nhiều năm tháng thăng trầm, cụ thể:
- Cuối thế kỷ 17: Chùa Báo Quốc Huế chỉ là một thảo am nhỏ được khai sơn bởi Thiền sư Giác Phong. Lúc này chùa có tên là Hàm Long tự (đặt theo tên núi Hàm Long).
- Năm 1947: Chúa Nguyễn Phúc Khoát đã cho trùng tu, mở rộng chùa và ban tâm biển “Sắc Tứ Báo Quốc tự”.
- Năm 1766: Chùa Báo Quốc bị hư hỏng nặng và rơi vào cảnh hoang phế.
- Năm 1786: Vào thời Tây Sơn, chùa đã trở thành nơi chứa kho diêm tiêm, thuốc súng và xưởng rèn binh khí.
- Năm 1807: Hoàng hậu Hiếu Hương (mẹ vua Gia Long) đã cho tái thiết lại chùa, xây tam quan, đúc đại hồng chung, xây chính điện và đổi tên chùa thành Hàm Long Thiên Thọ tự. Dòng thời mời thiền sư Phổ Tịnh về làm trụ trì.
- Năm 1824: Vua Minh Mạng đã đến thăm chùa và đổi lại tên là Báo Quốc tự.
- Năm 1938: Chùa đã thực hiện cải cách hệ thống thờ từ:
- Năm 1948: Khởi xướng viện đào tạo tăng tài ở chùa Báo Quốc.
- Năm 1957: Chùa bị mối mọt nên xuống cấp đổ nát, đã được quản trị Tổ đình cho tái thiết lại, đúc lại cột lèo bằng xi măng cốt thép nhưng vẫn giữ lại nét kiến trúc cổ kính khi xưa.
- Năm 1958: Nhân lễ Vạn thọ tứ tuần đại khánh, Vua đã tổ chức đại giới đàn tại chùa.
Trải qua nhiều thay đổi, chùa Báo Quốc hiện nay đã trở thành điểm đến tâm linh và nuôi dưỡng tâm hồn nhiều tăng ni Phật tử ở cố đô. Hiện tại, hoà thượng Thích Đức Thanh đang là trụ trì chùa Báo Quốc Huế.
Vai trò của chùa Báo Quốc
Chùa Báo Quốc là nơi thờ tự linh thiêng, mang đậm chất thiền của đất cố đô. Chùa Báo Quốc cũng là nơi có nhiều đóng góp cho nền Phật giáo Huế và nước nhà.
Vào thời kỳ phong trào chấn hưng Phật giáo diễn ra, trường cao đẳng Phật học đầu tiên đã được mở ra ở chùa Báo Quốc Huế, dưới sự bảo chứng của hoà thượng Thích Tịnh Khiết.
Vào tháng 8 năm 1948, Sơn Môn Phật học từ chùa Linh Quốc đã được đưa về chùa Báo Quốc để có thể tập trung giáo dục Phật học ở quy mô lớn.
Tại chùa đã tổ chức nhiều lớp trung cấp, cao cấp về Phật học của Huế, đào tạo ra nhiều tăng tài nổi tiếng. Hàng năm, chùa Báo Quốc thu hút hàng ngàn tăng lữ đến tu dưỡng, học tập.
>> Xem thêm: Thăm chùa Huyền Không Sơn Thượng Huế – Ngôi chùa tiên cảnh
Hướng dẫn đường đi đến chùa Báo Quốc Huế
Chùa Báo Quốc nằm rất gần với trung tâm thành phố, đường sá cũng dễ đi nên du khách có thể thuận lợi ghé thăm. Dưới đây là gợi ý từ tourhue.vn dành cho bạn.
Cung đường đến chùa Báo Quốc
Muốn đến chùa Bảo Quốc, bạn có thể đi theo 2 cung đường sau đây:
- Từ thành phố Huế, bạn chạy thẳng đường Hà Nội, rẽ sang đường Lê Lợi. Tiếp đó, bạn rẽ sang đường Điện Biên Phủ. Chạy thẳng gặp đường Bảo Quốc thì rẽ trái, đi thêm một đoạn sẽ gặp chùa Báo Quốc Huế.
- Từ Đại Nội Huế, bạn đi ra đường Ông Ích Khiêm, sau đó rẽ sang Nguyễn Trãi rồi sang đường Lê Duẩn. Tiếp tục đi qua cầu Dã Viên, rẽ vào đường Bùi Thị Xuân – Phan Chu Trinh. Cuối cùng rẽ vào Điện Biên Phủ, gặp đường Bảo Quốc rẽ vào, đi thêm chút sẽ thấy chùa.
Phương tiện đi lên chùa
Để đi tới chùa Báo Quốc Huế, du khách có thể sử dụng rất nhiều loại phương tiện khác nhau. Nếu muốn tự tự do, linh động thoải mái khi đi lại, bạn có thể sử dụng ô tô, xe máy.
Tại Huế có nhiều điểm cho thuê xe máy, ô tô tự lái với giá phải chăng, thủ tục đơn giản. Bạn có thể thuê để đi lên chùa và khám phá nhiều địa điểm quanh đó.
Nếu bạn muốn bảo vệ môi trường, thư thả ngắm cảnh phố thì có thể đi xe đạp hoặc xích lô. Giá thuê phương tiện này rất rẻ nên cũng sẽ tiết kiệm chi phí.
Ngoài ra, bạn có thể đi grab, taxi để đến chùa Báo Quốc. Hai loại xe này cũng rất phổ biến ở Huế với đội ngũ tài xế lịch sự, thân thiện. Nếu đi đông người thì bạn có thể cân nhắc để share tiền cũng khá rẻ.
>> Đọc bài viết: Thuê xe máy Huế list 15 địa điểm cho thuê uy tín giao tận nơi
Đến tham quan chùa Báo Quốc Huế mùa nào thích hợp?
Chùa Báo Quốc mở cửa quanh năm cho du khách thập phương đến chiêm bái, tham quan. Vì thế, nếu muốn lên chùa, bạn có thể đến đây vào bất kỳ thời gian nào.
Tuy nhiên, theo kinh nghiệm du lịch Huế thì thời điểm lý tưởng nhất để bạn đến chùa là vào mùa xuân hè. Thời gian thường là từ tháng 2 đến tháng 8 Dương lịch hàng năm.
Từ tháng 2 đến tháng 5 thì tiết trời đang là mùa xuân nên không khí mát mẻ, dễ chịu. Không khí ở chùa Báo Quốc Huế cũng rất trong lành để bạn đến tham quan, cầu an đầu năm.
Từ tháng 6 đến tháng 8, Huế bước vào mùa khô, tiết trời khô ráo, quang mây, có nhiều nắng. Thích hợp cho bạn đi lại, khám phá và chụp ảnh mọi góc ở chùa.
Thời gian còn lại bạn vẫn có thể đi đến chùa, tuy nhiên vì đó là lúc mưa bão, thời tiết sẽ có mưa liên tục, mưa lâu. Do đó, sẽ ảnh hưởng và hạn chế ít nhiều đến việc đi làm cũng như check in tại chùa.
Chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo của chùa Báo Quốc Huế
Chùa Báo Quốc sở hữu khuôn viên rộng lớn khoảng 2 hecta. Đi lần lượt từ ngoài vào, bạn sẽ được nhìn thấy kiến trúc chùa Huế gồm: cổng tam quan chùa, khu chánh điện, khu tháp tổ, vườn cây…
– Cổng tam quan chùa
Phía ngoài cùng của chùa Báo Quốc Huế là cổng tam quan với 15 bậc cấp bằng đá ấn tượng. Cổng có quy mô đồ sộ với nhiều nét rêu phong, cổ kính.
Cổng tam quan được xây dựng lần đầu tiên vào năm 1808. Tới năm 1893 thì cổng được trùng tu lại đẹp hơn. Tuy nhiên những chữ Hán khắc ở cổng rất khó để đọc hiểu hết ý nghĩa do sự tàn phá của thời gian.
– Ngôi chánh điện chùa
Khu chánh điện của chùa được xây thành 3 gian 2 chái, trang trí nhiều nét công phu. Các cột ở bên vách tường có chạm khắc hoạ tiết hình rồng hay các hoa văn bằng mảnh sành độc đáo.
Bên trong chánh điện chùa Bảo Quốc Huế sẽ tờ các tượng Phật được đặt trang nghiêm. Án giữa là tượng Đức Phật Thích Ca, Phật Tam Thế, 2 tôn giả Ca Diếp A Nan. Hai bên thờ Bồ Tát Địa Tạng và Bồ Tát Quan Thế Âm.
Trần chánh điện có treo bức hoành phi bằng chữ nhật với nền xanh lục ghi chữ thếp vàng. Đây là bút tích được Võ Vương ngự đề vào năm 1747.
– Khu tháp Tổ chùa
Bên trong khuôn viên chùa Báo Quốc còn có tượng đài Quan Thế Âm Bồ Tát, ở bên trái là khu tháp Tổ và khu tháp của ngài Giác Phong (tổ khai sơn ngôi cổ tự) cao 3.3m và được xây vào năm 1714.
Khu tháp chùa Báo Quốc Huế là hệ thống gồm 19 mô tháp, được xây dựng để tưởng niệm các trụ trì quá cố và các chư vị Hòa thượng.
Mộ tháp được xây theo hình tháp bát giác, gồm nhiều tầng chồng lên nhau, phía trên cùng là một bông hoa sen to lớn, biểu tượng của Phật giáo.
Mộ tháp được xây bằng vôi gạch, mỗi tháp lại chiều cao khác nhau từ 2 – 5 mét, được bao quanh bằng một bức tường thấp có cửa ra vào trước mặt tháp. Hệ thống mộ của khu tháp chùa Báo Quốc Huế bao gồm:
- Tháp 1: Mộ của hòa thượng Tế Nhân
- Tháp 2: Mộ của hòa thượng Thái chi
- Tháp 3: Các chữ trên bia đã mờ, không nhìn rõ
- Tháp 4: Mộ của hòa thượng Hải Khang Diên Miên
- Tháp 5: Mộ của hoà thượng Thanh Tịnh
- Tháp 6: Mộ của hòa thượng Hoằng Pháp Lữ
- Tháp 7: Mộ của Hòa thượng Bùi Công (có kích thước lớn hơn cao 4m7)
- Tháp 8: Nơi tưởng nhớ công lao của người sáng lập nên chùa
- Các tháp 9, 10, 11, 12, 13: Nơi cải táng của 5 vị sư
- Tháp 14: Mộ của vị trụ trì tiền nhiệm cuối cùng
- Tháp 15: Mộ của Hòa thượng húy thượng Trí
- Tháp 16: Các chữ mờ, không nhìn rõ
- Tháp 17: Mộ của Ni cô Nguyễn Thị Hải
- Tháp 18: Mộ của trụ trì húy thượng Thanh
- Tháp 19: Mộ của Hòa thượng Quang Huy
– Vườn cây cảnh của chùa
Bước qua cổng Tam quan chùa Báo Quốc Huế, du khách sẽ nhìn thấy một khu vườn rộng với nhiều cây xanh. Khu vườn này trồng rất nhiều loại cây cảnh khác nhau, tạo nên một mảng xanh yên bình, thoáng đãng.
Xung quanh chùa cũng có nhiều cây lâu, tán rộng xum xuê. Nhờ đó luôn tạo cho không gian chùa sự mát mẻ. Du khách đến đây cũng cảm nhận được sự thư giãn trong tâm hồn.
– Giếng Hàm Long
Đi đến phía Bắc của chùa Báo Quốc Huế, ngay dưới chân đồi Hàm Long bạn sẽ thấy giếng Hàm Long. Chiếc giếng cổ này xuất hiện từ thời khai sơn chùa, khoảng năm 1674.
Giếng sâu khoảng 5 – 6 mét, có mạch nước phun ra như vòi rồng, cung cấp nguồn nước ngọt tinh khiết. Độ ngon của nước gắn liền với câu ca dao:
“Nước Hàm Long đã trong lại ngọt
Em thương anh rày có bụt chứng tri”
Về sau, nước ở giếng được dùng để dâng lên vua chúa nên người dân không được phép sử dụng. Do đó, giếng Hàm Long trở thành giếng cấm. Chiếc giếng cổ này cũng gắn liền với nhiều câu chuyện ly kỳ vẫn được lưu truyền đến ngày nay.
Tham quan chùa Báo Quốc Huế có trải nghiệm thú vị gì?
Sở hữu nhiều nét kiến trúc độc đáo cùng sự linh thiêng cổ kính, chùa Báo Quốc là nơi có rất đông du khách. Đến đây, ngoài chiêm ngưỡng các công trình của chùa thì còn có thể trải nghiệm thêm nhiều điều thú vị khác.
+ Tận hưởng sự thanh bình, linh thiêng của chùa
Xung quanh chùa Báo Quốc Huế trồng rất nhiều cây xanh, tạo không gian trong lành, mát mẻ. Ngay trước khu tháp Tổ còn có bể cá nhỏ.
Kiểu kiến trúc đan xen giữa cây tán rộng, cây cảnh, bể cá đã tạo nên cho chùa sự thoáng đãng, thanh tịnh. Bước chân vào chùa, du khách sẽ được hít thở bầu không khí tràn ngập ánh sáng và hương vị hoa trái thơm mát.
+ Ngắm nhìn các di sản độc đáo
Bên trong chùa Báo Quốc Huế có rất nhiều di sản độc đáo mà du khách có thể ghé đến để khám phá như:
- Chuông đại hùng chung: Đây là quả chuông nặng hơn 800kg và cao 3,5 mét, được đúc vào thời vua Gia Long. Trên chuông có các ký tự ghi nhớ sự bảo trợ, giáo luật nhà Phật, lời cầu chúc…Trên cùng là chữ triện lớn khác 4 mùa trong năm, quanh chuông có các đường gạch theo hình Bát quái.
- Mẫu gỗ hình bộ xương người: Tương truyền, cách đây 35 năm có một người dân sở hữu mẫu gỗ đã nằm mơ có người đến khuyên ông nên đem vào chùa để tránh tai hoạ. Sau đó mẩu gỗ đã được trưng bày ở chùa Báo Quốc Huế.
- Tượng đài Quan Thế Âm Bồ Tát cao khoảng 20 mét.
- Bàn thờ Phật, các bức tượng Phật Di Lặc, Phật Thích Ca.
- Bài vị, các pháp khí trong chùa với lịch sử hàng trăm năm.
+ Lắng nghe các sự tích kỳ bí về giếng Hàm Long
Đến thăm chùa Báo Quốc Huế, bạn sẽ còn có cơ hội được lắng nghe câu chuyện bí ẩn về giếng Hàm Long.
Tương truyền rằng, khi chúa Nguyễn đến vùng Thuận Hóa để khai hoang, mở mang bờ cõi thường ngủ không yên giấc vì có con rồng lớn đến hô mưa gọi gió.
Nhận thấy đây là điềm không lành, chúa Nguyễn đã cho người đi tìm hiểu. Một ngày, có ông thầy phong thuỷ đến diện kiến vua và nói rằng: trước mặt kinh thành có dãy núi thiêng và nhiều long mạch thần bí, biến đổi không ngừng.
Nhà vua cần phải mời cao nhân về để trấn yểm long mạch và chế ngự con rồng. Nhà vua nghe theo và quả nhiên đã không còn bị rồng quấy nhiễu. Ngọn núi nơi trấn yểm rồng được đặt tên là Bình An Sơn.
Có một câu chuyện khác kể rằng: Khi Thiền sư Giác Phong khát nước đã đào một giếng nước ở chân núi. Lúc đào được 3 lát đất thì có mạch nước phun lên tựa như miệng rồng.
Dòng nước ngày mát lạnh, ngon ngọt, rửa mặt xong thấy sảng khoái, mát mẻ. Vì thế, về sau đã đặt tên cho giếng nước là Hàm Long (có nghĩa là miệng rồng).
+ Tham quan mộ thờ Tổ sư
Nếu bạn đi đến phía Nam của chùa Báo Quốc Huế sẽ thấy 3 ngôi mộ cổ. Ở giữa là mộ thờ Tổ, hai bên thờ hoà thượng Trí Thủ và hoà thượng Thích Thanh Trí.
Đây là hai vị sư có công nhất trong việc tham gia xây dựng, giáo dục cũng như tổ chức các hoạt động xã hội trong chùa. Tới đây, bạn sẽ thấy sự linh thiêng, cổ kính
+ Chụp hình với cảnh quan chùa
Đến chùa Báo Quốc Huế, ngoài việc chiêm ngưỡng vẻ đẹp của kiến trúc độc đáo, du khách có thể check in với cảnh quan của chùa.
Bạn có thể chụp ảnh ở cổng Tam quan để thấy được hết nét cổ kính, trang nghiêm của chùa. Bên trong chùa cũng có nhiều góc chụp khá đẹp để bạn thuận tiện “sống ảo” đấy.
>> Xem thêm: TOUR HUẾ 1 NGÀY TỪ ĐÀ NẴNG
Gợi ý món ngon gì ghé thăm chùa Báo Quốc Huế
Huế là mảnh đất du lịch không chỉ được biết đến với cảnh quan đẹp, nhiều địa điểm tâm linh. Nơi đây còn là thiên đường ẩm thực với vô số món ngon hấp dẫn.
Bạn có thể thưởng thức các món đặc sản Huế như: bún bò Huế, cơm hến, cơm Âm Phủ, bánh canh Nam Phổ, nem lụi, bánh bèo, bánh lọc, bánh nậm, chè Huế, bánh ram ít, bánh ép, bánh canh cá lóc…
Mỗi món ăn lại có một phong vị riêng nhưng vẫn mang trong mình một nét riêng của Huế. Sau chuyến tham quan chùa Báo Quốc Huế, bạn có thể làm no bụng mình bằng rất nhiều món ăn ngon.
Chùa nằm không cách xa trung tâm Huế nên bạn có thể dễ dàng tìm thấy nhiều quán ăn ngon. Bạn có thể tham khảo qua một số quán ăn gần chùa như:
- Bánh ép Huệ – 145 đường Điện Biên Phủ, P. Trường An, Huế
- Bánh ép O Nị – 68 đường Điện Biên Phủ, P. Đúc, Huế
- Bún chả cá – 108 đường Phan Bội Châu, P. An Trường, Huế
- Phở mụ Chắc – đường Bảo Quốc, P. Đúc, Huế
- Bún nghệ Mệ Cam – 13 đường Bảo Quốc, P. Đúc, Huế
Du lịch chùa Báo Quốc Huế nên lưu trú ở đâu?
Du lịch Huế bạn có thể nghỉ dưỡng qua đêm tại nhiều khách sạn, homestay gần trung tâm. Dưới đây, tourhue.vn sẽ gợi ý cho bạn một số điểm lưu trú để bạn thuận tiện tham quan chùa Báo Quốc.
Dk House Huế
- Địa chỉ: 16/137 đường Phan Bội Châu, phường Trường An, tp. Huế
- Số điện thoại: 0822 845 666
Dk House là một homestay nằm rất gần các điểm tham quan như chùa Báo Quốc Huế (1,1km), Đại Nội (2km), chùa Thiên Mụ và tuyến đường đến các lăng tẩm ở Huế. Homestay phục vụ 24/24 nên thuận tiện lưu trú thoải mái.
Phòng ốc của DK House được xây dựng khang trang, mới mẻ. Các phòng có cửa sổ thoáng mát, đặc biệt phòng VIP có ban công ngắm phố phường.
Mika Homestay Hue
- Địa chỉ: 66 đường Điện Biên Phủ, P. T
- Số điện thoại: 0931 111 796
Mika homestay thu hút du khách bởi vẻ ngoài nhẹ nhàng, thanh lịch với tone màu trắng tao nhã. Không gian Mika mộc mạc với chất liệu gỗ và những đồ vật trang trí mang màu sắc vintage.
Du khách sẽ được thoải mái trong các căn phòng bài trí đơn giản, hiện đại. Ngoài các phòng đơn, phòng có view ban công, Mika còn có phòng dorm với những chiếc giường hộp xinh xắn, thiết kế xịn sò, đẹp mắt.
Mondial Hotel
- Địa chỉ: 17 đường Nguyễn Huế, P, Vĩnh Ninh, Huế
- Số điện thoại: (0234) 3945 599
Cách chùa Báo Quốc Huế khoảng 1km là Mondial Hotel. Khách sạn có 106 phòng với thiết kế sang trọng, hiện đại, đầy đủ tiện nghi để du khách nghỉ dưỡng.
Bên cạnh đó, Mondial còn có 4 phòng họp đa năng, 3 nhà hàng chuyên món Âu – Á và quầy bar tầng thượng nhìn ra view sông Hương thơ mộng. Ngoài ra, khách sạn còn có phòng thể hình, dịch vụ spa trị liệu, bể bơi… và nhiều dịch vụ khác.
>> Gợi ý bài viết: Top 20 khách sạn 2 sao Huế gần trung tâm giá rẻ, tiện nghi
Các địa điểm tham quan gần chùa Báo Quốc Huế có thể kết hợp
Ngoài chùa Báo Quốc, thành phố Huế còn có rất nhiều địa điểm tham quan hấp dẫn mà du khách có thể ghé đến. Trên cung đường ghé chùa Báo Quốc, bạn có thể đến khám phá một số điểm du lịch khác như:
Chùa Từ Đàm
- Địa chỉ: 1 đường Sư Liễu Quán, P. Trường An, tp. Huế
Là ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng của đất cố đô, có sự đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển của nền Phật giáo Việt Nam. Ngôi cổ tự này có kiến trúc khá độc đáo với cổng tam quan, tháp Ấn Tôn, phòng trưng bày…
Sau khi tham quan chùa Báo Quốc Huế, bạn có thể ghé chùa Từ Đàm cách đó 700 mét để tham quan. Nhớ check in cùng cây bồ đề hàng trăm năm tuổi ở sau cổng chùa nhé.
Trường Quốc học Huế
- Địa chỉ: 12 đường Lê Lợi, P. Vĩnh Ninh, tp. Huế
Toạ lạc bên dòng Hương Giang thơ mộng với lịch sử hơn 120 năm là trường Quốc Học Huế. Đây là ngôi trường nổi bật với cánh cổng lớn sơn màu đỏ rực nằm ngay bên trục đường chính nhộn nhịp
Đặt chân vào đây, bạn sẽ được chiêm ngưỡng kiến trúc mang đậm dấu ấn pha trộn giữa nét cổ kính của Pháp và sự mềm mại của Á Đông. Đây là điểm check in siêu hot được các bạn trẻ ở Huế và nhiều nơi yêu thích.
Nhà thờ chính tòa Phủ Cam
- Địa chỉ: 1 đường Đoàn Hữu Trưng, P. Phước Vĩnh, Huế
Không chỉ riêng trường Quốc Học Huế đâu, nhà thờ Phủ Cam cũng là cái tên được các tín đồ “sống ảo” săn lùng. Trải qua hơn 400 năm, nhà thờ này vẫn sở hữu nét kiến trúc phương Tây cổ kính.
Từ chùa Báo Quốc Huế tới đây khoảng 1,2km, bạn sẽ được chiêm ngưỡng thánh đường tuyệt đẹp của nhà thờ. Hãy diện một chiếc váy xinh xinh và chụp thật nhiều ảnh ở đây nhé.
Bỏ túi kinh nghiệm đi chùa Báo Quốc Huế cần biết
Chuyến đi đến chùa Báo Quốc sẽ cho bạn nhiều trải nghiệm thú vị, hấp dẫn. Tuy nhiên, để chuyến đi thuận lợi, bạn hãy lưu lại các kinh nghiệm sau đây:
- Giống như các ngôi chùa khác, chùa Báo Quốc là nơi linh thiêng. Do đó, bạn nên ăn mặc chỉnh tề, lịch sự nhằm giữ tôn nghiêm. Không mặc váy, quần quá ngắn, áo sát nách.
- Luôn giữ tâm được thanh tịnh, không cười đùa quá to hay chạy nhảy ồn ào trong khuôn viên chùa.
- Không tự tiện chụp ảnh, quay phim ở những nơi mà chùa Báo Quốc Huế không cho phép.
- Không hút thuốc, vứt rác bừa bãi hay tự tiện lấy đồ của chùa.
- Nếu bạn muốn thắp hương cúng bái thì nên hỏi các sư thầy, không nên tùy tiện làm khi chưa hỏi kỹ.
- Không rải tiền lẻ ở các ban thờ trong chùa. Hành động này làm mất đi sự trang nghiêm và đi sai giáo lý Phật giáo.
Chùa Báo Quốc Huế là địa điểm tâm linh thú vị, hấp dẫn để bạn biết về kiến trúc và lịch sử – văn hóa Huế xưa. Hãy thử đăng ký tour Huế 1 ngày để tham quan ngôi cổ tự danh tiếng này. Tourhue.vn tin rằng chỉ cần đến đây, bạn sẽ bỏ lại được sau lưng những bộn bề cuộc sống và tìm được sự thanh tịnh trong tâm hồn mình.
Hằng Min – tourhue.vn