Đàn Nam Giao Huế là một công trình kiến trúc độc đáo, mang đậm dấu ấn lịch sử tại cố đô Huế. Đàn Nam Giao được biết đến là nơi linh thiêng, được bao quanh bởi rất nhiều cây xanh và chứa đựng rất nhiều giá trị mỹ thuật. Hãy cùng tourhue.vn khám phá thêm về địa điểm này để hiểu hơn về lịch sử dưới triều đại Nguyễn nhé.
Giới thiệu đôi nét về Đàn Nam Giao Huế
Đàn Nam Giao là một biểu tượng văn hoá của đất cố đô và cũng là nét đẹp truyền thống tồn tại qua hàng thế kỷ. Du lịch Huế đến đây, bạn sẽ có cái nhìn đa dạng về lễ nghi và lòng thành kính với đất trời của vua dân ngày xưa.
Đàn tế Nam Giao là gì?
Nhắc đến Đàn Nam Giao Huế, hẳn nhiều người lầm tưởng đây chính là một loại đàn cổ của thành phố Huế để phục vụ trong âm nhạc.
Tuy nhiên, thực tế thì Đàn Nam Giao (Nam Giao Esplanade) thực chất là “tế đàn”, là một nơi linh thiêng để cầu nguyện với đất trời.
Đàn Nam Giao là nơi mà ngày xưa các vị vua chúa dùng để kết nối với thần linh, lập nên các lễ tế mùa xuân mỗi năm 1 lần, kéo dài 3 ngày. Đến thời vua Bảo Đại thì được rút xuống còn 1 ngày.
Trong lịch sử nhà Nguyễn, nơi đây đã diễn ra 98 đại lễ tế trời đất xuyên suốt 10 đời vua Nguyễn.
Đàn Nam Giao Huế ở đâu?
Thuyết minh Đàn Nam Giao là một di tích thuộc quần thể di tích cố đô Huế, nằm ở phường Trường An, thành phố Huế. Nơi này cách Đại Nội Huế khoảng 5km về phía Tây.
Công trình được khởi công xây dựng từ năm 1806, trải qua hơn 200 năm, Đàn Nam Giao vẫn giữ trọn vẻ đẹp cổ kính và các giá trị lịch sử vô cùng độc đáo của dân tộc.
Đàn Nam Giao cũng được biết là đàn tế duy nhất còn tồn tại ở Việt Nam, mặc dù không còn nguyên vẹn. Đồng thời cũng là chiếc đàn tế duy nhất còn tồn tại trong rất nhiều đàn tế cổ ở Huế.
>> Gợi ý bài viết: Phố cổ Bao Vinh Huế – Nét đẹp cổ kính giữa lòng phố Huế
Đàn Nam Giao Huế – giờ mở cửa và giá vé bao nhiêu?
Đàn tế Nam Giao nằm trong quần thể di tích cố đô Huế nên được rất nhiều khách du lịch trong nước, nước ngoài ghé thăm.
Đàn Nam Giao thường mở cửa đón du khách tham quan từ 7h30 đến 17h mỗi ngày, từ thứ 2 đến chủ nhật. Sáng từ 7 giờ 30 – 12 giờ, chiều 13 giờ 30 – 17 giờ.
Khách du lịch muốn tham quan, khám phá Đàn Nam Giao Huế sẽ cần mua vé vào cổng. Giá vé tham quan Đàn Nam Giao là 50.000đ/người lớn. Trẻ em đi cùng sẽ được miễn phí vé.
Tìm hiểu lịch sử Đàn Nam Giao Huế qua các năm
Đàn Nam Giao ở Huế đã trải qua một hành trình xây dựng, bảo tồn trong suốt nhiều thế kỷ. Cùng tìm hiểu sơ qua về lịch sử của Đàn Nam Giao thông qua các sự kiện và biến cố lịch sử quan trọng dưới đây:
– Giai đoạn trước 1945
- Năm 1806, một đàn tế trời đất được xây dựng tại xã Dương Xuân, ở phía nam Kinh thành Huế.
- Năm 1807, công trình Đàn Nam Giao được hoàn thành. Vua Gia Long đã cho tổ chức buổi đại tế lễ đầu tiana, xem như “khánh thành” công trình.
- Từ 1807 – 1885, trong suốt 78 năm, Đàn Nam Giao Huế đều tổ chức tế lễ đều đặn vào mùa xuân hàng năm.
- Sau trận kinh thành Huế 1885 giữa triều đình nhà Nguyễn và thực dân Pháp, từ 1886 – 1890, lễ tế ở Đàn Nam Giao đã dừng tổ chức.
- Từ 1891 – 1945: Vua nhà Nguyễn đã cho tổ chức lễ tế Đàn Nam Giao 3 năm 1 lần.
- 23/3/1945: Buổi tế lễ cuối cùng tại Đàn Nam Giao của nhà Nguyễn được thực hiện.
– Giai đoạn sau 1945
- Tháng 8/1945: Đàn Nam Giao bị chiến tranh tàn phá, hư hại nặng nề.
- Năm 1977: Một vụ nổ mìn xảy ra đã làm đài tưởng niệm liệt sĩ ở Đàn Nam Giao bị phá huỷ. Một đài tưởng niệm mới đã được xây dựng lại.
- Năm 1992: Đài tưởng niệm được di dời đi chỗ khác. Đàn Nam Giao Huế được Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế trùng tu, sửa chữa lại.
- Năm 1993: Đàn Nam Giao được công nhận là Di tích văn hoá thế giới bởi UNESCO.
- Năm 1997: Nơi này được xếp hạng là di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia.
Hướng dẫn đường đi đến Đàn Nam Giao Huế
Di tích Đàn Nam Giao nằm ngay gần trung tâm thành phố, vì thế bạn dễ dàng di chuyển đến đây. Đoạn đường này cũng có thể đi lại bằng nhiều phương tiện khác nhau. Nếu bạn chưa biết đi đến đây như thế nào thì bạn có thể theo chỉ dẫn dưới đây.
Đường đi từ Huế đến Đàn Nam Giao
Để đến được Đàn Nam Giao, du khách có thể đi theo 1 trong 2 cung đường dưới đây:
- Từ thành phố Huế, bạn đi thẳng đường Hà Nội, sau đó rẽ sang đường Lê Lợi. Tiếp đó rẽ vào Điện Biên Phủ, chạy hết con đường này thì rẽ sang đường Ngự Bình. Cuối cùng rẽ vào Tam Thai, đi thêm một đoạn sẽ thấy Đàn Nam Giao Huế.
- Từ Đại Nội Huế, bạn đi ra đường Lê Duẩn, qua cầu Dã Viên. Khi thấy đường Bùi Thị Xuân thì rẽ phải ra Phan Chu Trinh, sau đó rẽ trái sang Điện Biên Phủ. Chạy thẳng Điện Biên Phủ 2km nữa sẽ tới.
Phương tiện di chuyển đến Đàn Nam Giao
Muốn đi tới Đàn Nam Giao, du khách có thể chọn đi phương tiện công cộng hoặc phương tiện cá nhân như:
- Đi xe máy: Bạn có thể thuê xe máy giá rẻ ở trung tâm Huế dao động từ 100k – 150k/ngày để linh hoạt di chuyển. Đi xe máy sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí và có thể đi được nhiều nơi ở thành phố.
- Đi ô tô/taxi: Nếu dư tiền hơn, du khách có thể thuê ô tô tự lái, thuê taxi để di chuyển đến Đàn Nam Giao Huế. Nếu đi đông thì share ra cũng khá rẻ.
- Đi xe buýt: Nếu muốn ngắm nhìn khung cảnh thành phố, bạn có thể đi xe buýt số 5. Đây cũng là phương tiện di chuyển giá rẻ, tiết kiệm nhất.
>> Gợi ý: Thuê xe máy Huế list 15 địa điểm cho thuê uy tín giao tận nơi
Nên tham quan Đàn Nam Giao Huế vào thời điểm nào?
Đàn Nam Giao là địa điểm du lịch ngoài trời, nếu bạn muốn đến tham quan thì nên đi vào mùa hè. Thời gian lý tưởng nhất là từ tháng 3 đến tháng 8 Dương lịch.
Từ tháng 3 đến tháng 5 thời tiết ở Huế đang khá mát mẻ, trời ít mưa, không nắng gắt nên thích hợp cho mọi hoạt động tham quan, du lịch Huế.
Từ tháng 5 đến tầm tháng 9 thì Huế bước vào mùa nắng gắt nhưng vẫn thuận lợi cho mọi vấn đề đi lại, tham quan. Đây cũng là mùa rất đông khách du lịch đến Huế nghỉ dưỡng.
Vào mùa hè, không khí ở Đàn Nam Giao Huế vẫn rất dễ chịu do có nhiều cây xanh bao quanh. Do đó, bạn vẫn có thể thoải mái tham quan, check in mọi ngóc ngách ở đây.
Không nên đi Đàn Nam Giao vào mùa mưa, vì thời tiết khá xấu, đi lại bất tiện. Thêm nữa, trời mưa thì bạn bị hạn chế việc tham quan, chụp hình.
>> Gợi ý thêm: TOUR HUẾ 1 NGÀY TỪ ĐÀ NẴNG
Kiến trúc của Đàn Nam Giao Huế có gì ấn tượng?
Tham quan Đàn Nam Giao, ngoài việc tận hưởng bầu không khí yên bình, trong lành. Tới đây, du khách còn được chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc độc đáo, ấn tượng mà nhà Nguyễn để lại cho hậu thế.
– Địa thế Đàn Nam Giao
Đàn Nam Giao Huế toạ lạc trên một mảnh đất hình chữ nhật rộng khoảng 103.350m2. Khuôn viên Đàn Nam Giao có 4 cổng ở 4 hướng Đông – Tây – Nam – Bắc, trong đó hướng Nam là cửa chính. Trước mỗi cổng sẽ có các bức bình phong bằng đá cao tầm 3,2m, rộng 12,5m.
Điểm nhấn đặc biệt của Đàn Nam Giao chính là rất nhiều cây thông xanh mướt bao quanh. Nhìn từ trên cao, khuôn viên trong như một khu rừng nhỏ lọt thỏm giữa trung tâm thành phố.
Trước đây, khuôn viên đàn tế lễ còn có một vòng tường bazan vậy quanh nhưng đã bị phá huỷ từ lâu. Hiện nay 4 bức bình phong cũng chỉ còn tồn tại 4 bức ở phía Nam, phía Tây và phía Đông.
– Ba tầng Giao Đàn làm lễ
Đi sâu vào bên trong khuôn viên, bạn sẽ thấy khu vực trung tâm của đàn tế lễ gọi là Giao Đàn. Đây là nơi diễn ra các nghi lễ chính, được thiết kế với khuôn viên chữ nhật dài 390m, rộng 265m.
Giao Đàn của Đàn Nam Giao Huế được chia làm 3 tầng với kiến trúc đặc biệt tuân theo thuyết Thiên Địa Nhân, đất vuông – trời tròn.
- Tầng 1: Có hình tròn, bốn mặt xây các bậc lên xuống. Xung quanh có vòng lan can màu xanh tượng trưng cho thời, cao 2 thước.
- Tầng 2: Có hình vuông, bao quanh là vòng lan can có màu vàng tượng trưng cho đất.
- Tầng 3: Có hình vuông, bao quanh là lan can màu đỏ tượng trưng cho con người.
– Các công trình phụ
Ngoài các công trình chính thì Đàn Nam Giao Huế còn có các công trình phụ như Trai cung. Đây là nơi nhà vua cử hành giới thanh tịnh. Trai cung được bao quanh bởi bức tường gạch chữ nhật dài 85m, rộng 65m.
Các điểm tham quan chính của Trai cung phải kể đến như: chính cung, nhà hữu túc, nhà tả túc, thượng thiện sở, thượng trà phòng.
Bên cạnh khuôn viên Trai cung còn có các công trình khác như:
- Tế sinh sở là nơi giết mổ con vật đem cúng tế
- Thần trù là khu nhà bếp để chuẩn bị đồ lễ
- Thần khố là nhà kho để đồ tế
Khám phá nét đặc sắc của lễ tế Đàn Nam Giao Huế
Sau khi Đàn Nam Giao được hoàn tất thì hàng năm các vua Nguyễn đều cho tổ chức lễ tế đàn vào mùa xuân. Các buổi lễ này đều được chuẩn bị rất chu đáo với đầy đủ các lễ vật và được tổ chức một cách long trọng, trang nghiêm nhất.
+ Các bước chuẩn bị cho lễ tế
Sau Tết Nguyên Đán, cơ quan trông coi lịch pháp Khâm Thiên Giám sẽ chọn ra một ngày tốt để tiến hành tế lễ.
Trước ngày tế lễ 1 ngày, từ canh 5, cấm binh sẽ mang giáo mác, cờ xí, dàn bọc xung quanh Đàn Nam Giao Huế cả trong lẫn ngoài. Lính của quân bộ Binh sẽ xếp hàng theo các vị trí dọc hai bên đường xa giá mà vua đi qua.
Vào tảng sáng, đám rước được bắt đầu với việc thái giám bưng tượng Đồng nhân từ phòng Trai cung điện Cần chánh bàn giao cho cơ quan Thái thường tự. Sau đó Đồng Nhân sẽ được rước đặt vào Trai Cung ở Đàn Nam Giao Huế .
Lúc này, ở khu vực thần trù, các vật phẩm hiến tế cũng được gấp rút chuẩn bị. Bao gồm trái cây, trầm trà, hương hoa, đèn sáp, bánh trái, bò, dê, lợn.
Tại án thờ trên các tầng đàn cũng được bày biện hàng trăm loại đồ thờ làm từ gỗ, vàng, đồng. Vào buổi chiều trước ngày tế lễ sẽ có buổi diễn tập với sự góp mặt của các quan chức có phận sự (trừ nhà vua)
+ Ngày lễ tế Đàn Nam Giao
Vào giờ lành, ở tầng 2 và tầng của Giao Đàn sẽ sắp xếp các lễ vật cúng tế một cách trang trọng, đầy đủ và đúng chỗ quy định. Các quan chức, ca công, quản vệ, cai đội… sẽ đứng ở các vị trí theo sự sắp xếp để chờ đón vua đến làm lễ.
Trong ngày lễ, vua và các đại thần sẽ sử dụng trang phục cổn miện để thực hiện lễ tế trời ở Đàn Nam Giao Huế. Sau khi hoàn tất, vua và tuỳ tùng sẽ lên lên kiệu trở về hoàng cung trong im lặng.
Sau khi vua về tới cung, nhạc và chiêng trống sẽ bắt đầu được tấu lên để báo hiệu với dân chúng lễ tế ở Đàn Nam Giao đã hoàn tất, những ước nguyện về thiên hạ thái bình đã được các bậc thần linh ghi nhận.
Đi Đàn Nam Giao Huế nên ăn gì, ăn ở đâu ngon?
Ẩm thực Huế luôn làm say lòng du khách bởi hương vị đặc trưng, hấp dẫn rất riêng. Gần Đàn Nam Giao có rất nhiều quán ăn, nhà hàng ngon, mang hương vị đặc trưng Huế để du khách thuận tiện ghé đến ăn uống, nghỉ ngơi.
+ Ốc Nam Giao
Ốc là một món ăn vặt không còn xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên món ốc Nam Giao lại có một vị rất riêng với thịt ốc giòn ngọt dùng kèm với nước chấm đỏ rực của gừng, tỏi ớt.
Ốc Đàn Nam Giao Huế chủ yếu là ốc bươu và ốc hút được bắt lên từ đồng ruộng, đem rửa sạch và luộc lên. Ngoài bát mắm gừng thì ốc còn được ăn kèm với vả, chuối chát, dưa leo, thêm chiếc bánh phồng tôm chiên hay bánh tráng giòn tan.
Muốn ăn ốc Nam Giao ngon, du khách có thể ghé đến các địa chỉ dưới đây:
- Ốc Minh Nghĩa – 253 đường Phan Bội Châu, P. Trường An, Huế
- Ốc Trâm Minh – 247 đường Phan Bội Châu, P. Trường An, Huế
+ Quán Nam Giao Hoài Cổ
Đây là một quán cafe kết hợp nhà hàng mang phong cách kiến trúc nhà rường cổ của Huế, được ví như một khu vườn thượng uyển, tạo cảm giác “rất Huế”.
Đến đây bạn sẽ được nhìn ngắm cây cối xanh tươi, hồ cá trong xanh hay hòn non bộ nước chảy róc rách… Quán cách Đàn Nam Giao Huế chỉ 600m.
Ngoài những lý cafe, thức uống được pha chế thơm nồng, quán còn có rất nhiều món ăn ngon, chế biến phù hợp với khẩu vị nhiều người. Không gian ở đây cũng là nơi tổ chức các buổi họp mặt, tiệc cưới.
- Địa chỉ: 321 đường Điện Biên Phủ, P. Trường An, Huế
+ Quán chay Trường An
Đi Đàn Nam Giao Huế, bạn cũng có thể ghé vào quán Trường An và thưởng thức các món chay đậm đà bản sắc Huế ở đây. Quán sở hữu không gian thoáng đãng, rộng rãi để du khách ngồi thoải mái.
Thực đơn đa dạng các món chay như: bún khô, cơm chay, bánh nậm, đậu phụ chiên giòn… Giá cả cũng hết sức bình dân nên bạn hoàn toàn có thể an tâm thưởng thức.
- Địa chỉ: 304 Phan Bội Châu, p. Trường An, tp. Huế
- Giờ mở bán: 7h – 19h30
Gợi ý các địa điểm lưu trú gần Đàn Nam Giao Huế
Du lịch Huế có rất nhiều địa điểm hấp dẫn. Thay vì du lịch 1 ngày thì du khách có thể đi tour Huế 2 ngày 1 đêm, ở lại khách sạn và khám phá thêm nhiều điểm đến mới. Tourhue.vn sẽ gợi ý một số điểm lưu trú gần với di tích Đàn Nam Giao để bạn tham khảo.
+ Win hotel
- Địa chỉ: 70 Lê Ngô Cát, P. Thuỷ Xuân, tp. Huế
Nằm cách Đàn Nam Giao Huế khoảng 1,4km là Win Hotel, một khách sạn có không gian thoáng đãng, mát mẻ. Mỗi phòng của Win hotel được decor tối giản với các gam màu tinh tế, trang nhã nhưng không kém phần ấm cúng, sang trọng.
Đặc biệt Win có view phòng nhìn ra núi đồi giúp du khách được hoà mình vào thiên nhiên yên bình, tận hưởng bầu không khí, mát rượi, trong lành. Đến đây, du khách có thể ăn các món đặc sản địa phương, ngắm bình minh siêu đẹp từ ban công.
+ Metta homestay
- Địa chỉ: 40 Lê Ngô Cát
Metta là một homestay xinh xắn với view sân vườn thoáng đãng, mát mẻ. Mỗi phòng homestay đều được thiết kế tinh tế, tối giản nhưng vẫn mang lại sự ấm áp. Toàn bộ homestay toát lên tone trắng rất xinh xẻo, dễ thương.
Điểm nhấn đặc biệt là Metta homestay có rất nhiều góc check in xịn sò dành cho các tín đồ mê chụp ảnh. Dù là ở vườn, ban công hay phòng thì đều có thể lên hình rất đẹp.
+ Spring Garden villa
- Địa chỉ: 46 đường Minh Mạng, P. Thuỷ Xuân, tp. Huế
Spring Garden villa là một địa chỉ nghỉ dưỡng với không gian cổ kính, xanh mát, rất thích hợp cho du khách đi gia đình, nhóm đông người. Villa rất gần với các lăng tẩm, hồ Thuỷ Tiên, đồi Vọng Cảnh và cách Đàn Nam Giao Huế chỉ tầm 800m.
Đến đây, du khách sẽ được tận hưởng bầu không khí mát mẻ, ngập tràn hoa lá. Phòng ốc luôn được bài trí tiện nghi, thoáng đãng, sạch sẽ. Ngoài ra còn có khu bếp, sân vườn rộng rãi để làm các bữa tiệc BBQ.
Gần Đàn Nam Giao Huế có các di tích lịch sử nào?
Trong hành trình đến Huế, ngoài Đàn Nam Giao sẽ có rất nhiều di tích lịch sử khác mà bạn có thể ghé đến. Dưới đây, tourhue.vn sẽ gợi ý cho bạn một số địa danh nổi tiếng để bạn tham khảo Huế có gì chơi và check in nhé..
– Lăng Minh Mạng
- Địa chỉ: Núi Cẩm Kê, xã Hương Thọ, Hương Trà, Thừa Thiên – Huế
Tọa lạc ngay gần núi, sông hồ, lăng Minh Mạng là công trình kiến trúc uy nghi dưới thời nhà Nguyễn. Toàn bộ khu lăng có diện tích 18 hecta với 40 công trình quy mô lớn nhỏ bố trí đối xứng.
Lăng được bao quanh bởi màu xanh tươi mát của cây cối, mang đến sự thanh tịnh, yên bình.
Tham quan lăng, du khách sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng Đại hồng môn, lầu Minh Lâu, Tẩm điện, hồ Tân Nguyệt…Ngoài ra, còn được hòa mình vào không gian tĩnh mịch, cổ kính và vô số điểm “sống ảo” tuyệt đẹp.
– Cung An Định
- Địa chỉ: 97 đường Phan Đình Phùng, P. Đệ Bát, tp Huế
Cung An Định là một trong những điểm check in siêu hot ở Huế. Từ Đàn Nam Giao Huế tới Cung An Định khoảng 3,4km. Cung An Định là công trình kiến trúc giao thoa độc đáo giữa kiến trúc châu Á và kiến trúc châu Âu.
Dưới sự tàn phá của chiến tranh và thời gian, cung An Định chỉ còn 3 công trình kiến trúc tồn tại. Tuy nhiên, những giá trị lịch sử và kiến trúc nguy nga, tráng lệ của cung vẫn khiến không ít người trầm trồ, kinh ngạc.
– Điện Hòn Chén
- Địa chỉ: Núi Ngọc Trản, làng Ngọc Hồ, Hương Trà, Thừa Thiên Huế
Điện Hòn Chén là một trong những điện thờ duy nhất ở Huế có sự kết hợp hài hoà giữa nghi thức cung đình lẫn tín ngưỡng văn hoá, dân gian. Với kiến trúc nghệ thuật bắt mắt, điện Hòn Chén là nơi vãn cảnh, check in được nhiều du khách lựa chọn.
Tới đây vào tháng 3 và tháng 7 âm lịch hàng năm, du khách còn được hoà mình vào lễ hội điện Hòn Chén rực rỡ sắc màu. Đây cũng là thời điểm du khách cảm nhận được không khí linh thiêng và trang trọng cùng nhiều hoạt động phường bát, hát văn, cô đồng…
>> Gợi ý: Tham quan chùa Từ Đàm Huế – Danh lam cổ tự hơn 300 tuổi
Du lịch tham quan Đàn Nam Giao Huế cần lưu ý gì?
Đàn Nam Giao là di tích lịch sử không nên bỏ qua khi bạn đến tham quan thành phố Huế. Dưới đây là một số lưu ý bạn nên biết khi đến tham quan địa điểm này:
- Bạn cần phải mua vé trước khi muốn vào tham quan Đàn Nam Giao. Hãy giữ vé của mình kỹ càng để đưa cho nhân viên soát vé ở cổng.
- Không mang các loại chất dễ gây cháy nổ, hung khí nguy hiểm đi vào Đàn Nam Giao Huế.
- Nên mặc quần áo lịch sự, không nên mặc quần đùi, váy quá ngắn hay áo sát nách khi vào di tích.
- Luôn giữ trật tự, yên tĩnh khi ở trong tế đàn, nơi tôn nghiêm, không quay phim chụp ảnh ở bên trong.
- Nghiêm cấm hút thuốc ở rừng thông, trong cung điện hoặc các vị trí dễ cháy khác.
- Luôn giữ gìn vệ sinh, không xả rác lung tung, tuân thủ các quy định về an toàn chống cháy nổ.
- Tuyệt đối không bẻ cành cây, hái hoa, săn bắt chim thú hay viết vẽ bậy lên các công trình trong Đàn Nam Giao.
- Bạn không được tự ý ngồi, nằm, sờ nắn hay thay đổi vị trí các hiện vật bên trong Đàn Nam Giao.
- Nếu bạn đi xe máy, ô tô cá nhân thì nên tuân theo hướng dẫn của nhân viên bảo vệ, chạy xe đảm bảo an toàn và gửi xe đúng nơi quy định.
Trải qua bao thăng trầm thời gian, Đàn Nam Giao Huế đến nay vẫn là một địa điểm đầy giá trị lịch sử ở cố đô. Du lịch đến Huế, bạn đừng quên ghé qua Đàn Nam Giao và check in ở đây nhé. Ngoài ra, hãy theo dõi thêm tourhue.vn để khám phá thêm nhiều địa điểm du lịch Huế hấp dẫn khác.
Hằng Min – tourhue.vn