Cố đô Huế là mảnh đất nổi tiếng với những ngôi chùa linh thiêng mang đến vẻ đẹp an yên, trong lành. Nếu du khách muốn “gột rửa” tâm hồn và ngắm nhìn “tiên cảnh hạ giới” thì hãy đến chùa Huyền Không Sơn Thượng Huế. Tourhue.vn sẽ đưa du khách khám phá ngôi chùa với cảnh sắc nên thơ say đắm lòng người này.
Đôi nét sơ lược về chùa Huyền Không Sơn Thượng Huế
Nhắc đến chùa Huyền Không Sơn Thượng là nhắc đến một trong những danh lam thắng cảnh nổi tiếng cố đô. Nơi đây là điểm đến hoàn hảo cho ai đi du lịch Huế mà muốn tìm kiếm sự trang nghiêm, thanh tịnh.
Địa chỉ chùa Huyền Không Sơn Thượng
Chùa Huyền Không Huế ở đâu? Chùa Huyền Không Sơn Thượng toạ lạc tại thôn Chầm, thuộc phường Hương Hồ, xã Hương Hà, Thừa Thiên – Huế. Chùa Huyền Không 2 nằm ở độ cao khoảng 300 mét so với mực nước biển.
Chùa Huyền Không Sơn Thượng Huế thuộc hệ phái Nam tông, được thượng tọa Giới Đức khai sơn vào năm 1989. Ngôi chùa này mang một vẻ đẹp thanh tịnh, bình yên mà bất kỳ ai ghé đến cũng đều mê đắm.
Ngôi chùa này còn được biết đến với một cái tên gọi khác là chùa Huyền Không 2 để tránh nhầm lẫn với chùa Huyền Không 1 tọa lạc gần đó.
Lịch sử chùa Huyền Không Sơn Thượng
Huyền Không Sơn Thượng là một trong các ngôi chùa ở Huế rất linh thiêng và có lịch sử lâu đời. Trải qua hàng trăm năm, ngôi chùa này đã mang trong mình nhiều dấu ấn thời gian.
- Năm 1976: Ngài Viên Minh đã cử thượng tọa Giới Đức làm Trụ trì chùa Huyền Không.
- Năm 1978: Chùa Huyền Không Sơn Thượng Huế được chuyển từ Hải Vân (Lăng Cô) về thôn Nhan Biểu ở Hương Hồ. Trụ trì Giới Đức đã thiết kế chùa gần gũi với thiên nhiên và mang đậm hơi thở thiền.
- Năm 1992: Thượng tọa Giới Đức đến ở núi Hòn Vượn, giao lại vị trí trụ trì chùa cho đại đức Pháp Tông. Qua thời gian, hình ảnh chùa Huyền Không Sơn Thượng đẹp như ngày nay chính là nhờ sự sáng tạo và bàn tay chăm chút của đại đức Pháp tông.
>> Đọc thêm chương trình: CITY TOUR HUẾ 1 NGÀY TỪ HUẾ
Hướng dẫn đường đi chùa Huyền Không Sơn Thượng Huế
Chùa Huyền Không Huế nằm cách trung tâm thành phố Huế khoảng 15km về phía Tây. Đoạn đường đi đến đây mặc dù khá vắng nhưng đã được nâng cấp và có biển chỉ dẫn nhỏ nên cũng dễ tìm.
+ Đường đi tham quan chùa Huyền Không Huế 2
Từ trung tâm thành phố, bạn đi đường Kim Long qua chùa Thiên Mụ, chạy thẳng hết đường Văn Thánh. Tiếp đó bạn đi qua cầu Xước Dũ, chạy thêm hơn 1km nữa thì rẽ phải vào thôn Đồng Chầm.
Tới đây, bạn đi thêm 500m, bạn sẽ thấy cổng làng văn hoá thôn Đồng Chầm. Qua cổng làng 200m, nhìn bên tay phải sẽ có biển chỉ dẫn đường lên chùa.
Đi theo lộ trình này khoảng 3km nữa thì bạn sẽ gặp chùa Huyền Không Sơn Thượng Huế.
+ Phương tiện di chuyển chính để đến chùa
Do vấn đề địa lý, đồi nối tiếp đồi nên đường vào chùa khá uốn lượn quanh co. Do đó, quá trình di chuyển đến chùa sẽ gặp nhiều khó khăn.
Tuỳ vào tài chính, tình hình sức khoẻ mà bạn có thể lựa chọn các loại phương tiện di chuyển phù hợp sau đây:
- Xe máy: Phương tiện dành cho ai thích tự do trải nghiệm, khám phá. Xe máy đòi hỏi người đi phải có đam mê phượt, tay lái vững để có thể vượt các cung đường an toàn.
- Xe ô tô: Dành cho du khách đi theo đoàn, đông người, đi theo nhóm gia đình. Mức thuê xe ô tô khá cao nhưng đổi lại chỗ ngồi thoải mái, có điều hoà mát mẻ.
- Xe taxi: Phương tiện này cũng thuận tiện để đi chùa Huyền Không Sơn Thượng. Tuy nhiên, tourhue.vn không khuyến khích vì sẽ bị hạn chế về thời gian thăm thú. Hơn nữa giá thuê taxi cũng khá cao.
>> Xem thêm: Thuê xe máy Huế list 15 địa điểm cho thuê uy tín giao tận nơi
Chùa Huyền Không Sơn Thượng Huế – Giá vé và thời điểm tham quan
Nếu đã quá mệt mỏi với phố thị xô bồ, du khách có thể tìm về với chùa Huyền Không Sơn Thượng để lắng nghe tiếng chim hót, ngắm cảnh núi non. Chỉ cần lựa chọn thời điểm đi phù hợp thì bạn sẽ tha hồ tận hưởng cảnh sắc nơi đây,
Đi chùa Huyền Không giá vé bao nhiêu?
Chùa Huyền Không Sơn Thượng Huế là địa điểm du lịch không bán vé tham quan. Vì thế du khách có thể thoải mái, tự do khám phá, check in ở đây mà không tốn bất kỳ chi phí nào.
Tuy nhiên, bạn vẫn cần chuẩn bị kinh phí để thuê xe di chuyển, đổ xăng, thưởng thức các món ăn hoặc ghé thêm các địa điểm tham quan khác (có thể mất phí) trên đường đi.
Thời điểm tham quan Chùa Huyền Không Huế
Nằm giữa núi đồi xanh mướt, bạt ngàn nên chùa Huyền Không Sơn Thượng quanh khá là mát mẻ. Tuy nhiên, thời điểm thuận lợi nhất để bạn vãn cảnh chùa là từ tháng 2 đến tháng 9 Dương lịch.
Đây là lúc Huế bước vào mùa khô, thời tiết khá là dễ chịu, không có mưa nên trời quang, thuận lợi cho việc di chuyển xa và thăm thú chùa Huyền Không Sơn Thượng Huế.
Bạn nên tránh đi vào các tháng mùa đông, dịp cuối năm ở Huế vì thời tiết thường hay mưa lớn, trời rất lạnh. Do đó, gây khó khăn cho việc đi lại vì đường trơn và không thuận lợi để check in cảnh chùa.
Nếu muốn bắt trọn khung cảnh huyền ảo, lung linh của chùa thì bạn nên ghé đến vào sáng sớm. Lúc này, mặt trời chưa mọc và sương vẫn còn đọng lại trên cây cối, mặt hồ tạo không gian mờ ảo như chốn tiên cảnh.
Khám phá kiến trúc đặc sắc chùa Huyền Không Sơn Thượng Huế
Sở hữu diện tích lên tới 10.000m2, toạ lạc trong rừng thông rộng 50,4 hecta, chùa huyền Không Sơn Thượng ở Huế là một quần thể kiến trúc kết hợp hài hoà giữa con người và thiên nhiên. Không gian chùa được chia thành nhiều khu, bao gồm:
– Khu chánh điện
Khu chánh điện hay còn được gọi là chùa ngoài, đây là nơi sở hữu không gian đậm chất Huế nhất của chùa. Chánh điện được thiết kế theo kiến trúc Việt Cổ.
Lối vào chánh điện chùa Huyền Không Sơn Thượng Huế được tạo nên bởi những cành hoa sứ đan vào nhau, tạo thành mái vòm tuyệt đẹp. Sau Tết, những bông hoa sứ nở rực rỡ trang điểm cho lối vào thêm bắt mắt.
Toàn bộ khu chánh điện sử dụng gỗ làm vật liệu chủ đạo, nền được lót bằng gạch tàu màu đỏ, mái ngói vảy cá màu gụ đẹp mắt. Tất cả đều hài hòa với nhau tạo nên không gian cổ kính, mộc mạc, trang nghiêm.
Khu vực chánh điện có diện tích 150m2, là nơi thờ tượng Phật Thích Ca, hai bên thờ Mục Kiền Liên, tượng Xá Lợi Phật và các vị thánh tăng. Đây là nơi mọi người đến để dâng hương, cầu nguyện.
– Nghinh lương đình
Du khách đến chùa Huyền Không Sơn Thượng Huế có thể dừng chân tại Nghinh lương đình để thưởng trà, đàm đạo. Không gian ở nghinh lương đình được thiết kế mở với 3 mặt để trống, thoáng đãng, mát mẻ.
Nguyên liệu chính để xây dựng nên Nghinh lương đình là gỗ tạp, ngói móc. Xung quanh đình đặt rất nhiều chậu lan, chậu sứ chậu đại hàng trăm năm tuổi.
– Am Mây Tía
Còn được biết đến với cái tên Tử Vân am. Đây là nơi sinh hoạt, thư phòng, đồng thời là nơi tiếp khách của trụ trì, nằm trong khuôn viên chùa Huyền Không Sơn Thượng Huế.
Am Mây Tía có chung kiến trúc giống chánh điện với vẻ mộc mạc, hòa cùng thiên nhiên. Xung quanh am có hồ nước, xung quanh có các loài hoa theo mùa tạo nên khung cảnh nên thơ, trữ tình.
Tầng trên cùng của am là nơi gác kinh sách. Đến đây, du khách sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng thư pháp, được đọc sách, bình thơ hoặc đàm đạo văn chương.
– Nhà khách và Thanh Tâm Viên
Nhà khách của chùa Huyền Không Sơn Thượng Huế là nơi để du khách dừng lại nghỉ ngơi, tránh nắng. Đây cũng là nơi diễn ra các cuộc gặp của Phật tử, tăng ni.
Nhà khách có thiết kế mở từ vật liệu chính là gỗ và ngói, tạo không gian thoáng đãng, mộc mạc, mát mẻ. Ở đây có bàn thảm sạch sẽ để tiếp khách.
Gần đó là Thanh Tâm Viên, là một hồ sen với cây cầu gỗ bắc qua. Đứng ở đây du khách có thể thưởng dòng nước xanh trong và mang về cho mình nhiều bức ảnh đẹp.
– Tĩnh trai đường
Ghé thăm tĩnh trai đường chùa Huyền Không Sơn Thượng Huế, bạn sẽ thấy những ngôi nhà liền kề nhau nằm trên diện tích khoảng 120m2. Tĩnh trai đường được đặt phía sau chùa, có không gian bao quanh bởi rất nhiều cây xanh.
Nơi đây là địa điểm để các nhà sư của chùa Huyền Không Sơn Thượng nấu nướng. Không gian ở tĩnh trai đường rất rộng nên có thể phục vụ được hàng trăm tín đồ Phật tử đến dự lễ.
– Khu ngoại viện
Khuôn viên khu ngoại viện chùa Huyền Không Sơn Thượng Huế rất rộng, nơi đây có rất nhiều công trình như:
- Ngũ hồ: Bao gồm các hồ Thuỷ Nguyệt Đàm, Vọng Oa Đàm, Sơn ảnh hồ và 2 hồ nhỏ khác. Mỗi hồ đều có một cây cầu bắc ngang qua trông rất hữu tình.
- Vườn cỏ đá: Rộng khoảng 500m2, là nơi có nhiều đá xám, cỏ xanh dùng làm nơi luyện võ, ngâm thơ, đàm đào của các nhà sư.
- Thư pháp đình: Cụm nhà thuỷ tạ năm mái, đây là nơi trưng bày các câu thơ và sẽ được các nhà sư thay đổi thường xuyên tùy theo mùa hay thời tiết.
– Khu rừng thiền
Khu rừng thiền nằm sâu bên trong thung lung, bao quanh bởi đồi thông và núi rừng. Đường đi đến khu rừng thiền chùa Huyền Không Sơn Thượng Huế khá vắng vẻ, có ruộng lúa mênh mông và không khí khá trong lành.
Tới đây, bạn sẽ được thưởng thức tiếng thông reo, tiếng chim lảnh lót, tiếng gà rừng gáy vang và cả tiếng gió rì rào. Hãy thử nhắm mắt lại, hít một hơi thật sâu để thanh lọc tâm hồn và gạt bỏ những điều phiền muộn.
Sự thanh tịnh của khu rừng thiền sẽ giúp bạn cảm thấy mạnh mẽ, khoan khoái hơn bao giờ hết. Khu rừng thiền chùa Huyền Không Sơn Thượng 2 Huế cũng là điểm check in rất lý tưởng đấy.
– Cốc liêu chư tăng
Đây là công trình bao gồm 7 cốc với diện tích 10 – 12m2/cốc ở chùa Huyền Không Sơn Thượng Huế. Toàn bộ cốc liêu chư tăng đều được làm từ các vật liệu đơn sơ như ngói, gỗ, gạch.
So với các công trình khác của chùa thì khu vực này còn khá hoang sơ tạm bơ. Được biết đây là nơi dành cho các nhà sư lớn tuổi và lâu năm sinh hoạt.
>> Gợi ý bài viết: Đàn Nam Giao Huế ở đâu, kiến trúc có gì đặc biệt thu hút?
Đến chùa Huyền Không Sơn Thượng Huế trải nghiệm gì?
Chùa Huyền Không Sơn Thượng không chỉ khiến người ta kinh ngạc về công trình kiến trúc độc đáo. Nơi đây còn là địa điểm mang đến rất nhiều trải nghiệm lý thú cho du khách.
+ Chiêm ngưỡng tiên cảnh chùa Huyền Không
Chùa Huyền Không Sơn Thượng Huế nổi tiếng ẩn sâu trong thung lũng, bao quanh là những triền đồi và rừng thông Vạn Tùng Sơn bạt ngàn. Cắt ngang đó là con suối nhỏ nở đầy những bông súng xinh đẹp.
Khuôn viên chùa là một khu vườn xanh ngắt với nhiều tiểu cảnh bài trí đẹp mắt. Những giò phong lan quý hiếm được nuôi trồng đua nhau khoe sắc.
Du ngoạn tới đây, du khách sẽ được hòa mình vào bầu không khí dễ chịu, ôn hoà của núi rừng. Nếu đi bộ mỏi chân, bạn có thể dừng ở chòi tranh, khóm trúc để tận hưởng sự thanh bình, yên ả.
Từ đây, bạn có thể phóng tầm mắt ra xa, chiêm ngưỡng thiên nhiên như bức tranh thuỷ mặc ngay trước mắt và xa xa là tháp chuông lấp ló giữa núi non hùng vĩ.
+ Check in “sống ảo” tại chùa
Với vẻ đẹp tựa như “chốn bồng lai tiên cảnh”, chùa Huyền Không Sơn Thượng đích thị là điểm đến của tín đồ sống ảo.
Khung cảnh núi non bao quanh chùa Huyền Không Sơn Thượng Huế vừa tạo nên một không khí cổ kính, linh thiêng, vừa là background lý tưởng để du khách chụp hình.
Dù đứng ở bất kỳ đâu trong chùa, bạn sẽ có ngay cho mình những bức ảnh sống động, tuyệt đẹp. Hãy nhớ check in với cổng chùa, lối vào chánh điện, ngũ hồ, vườn cỏ đá…
+ Dâng hương, cầu nguyện
Không chỉ sở hữu vẻ đẹp “tiên cảnh” mê hoặc lòng người, chùa Huyền Không Sơn Thượng Huế còn là một nơi thờ tự linh thiêng. Ngoài việc vãn cảnh, khám phá kiến trúc chùa thì rất nhiều người cũng đến đây dâng hương để cầu mong những điều tốt lành.
Bạn có thể ghé khu vực chính điện để cầu an, cầu may mắn, cầu tài lộc. Ngoài ra, bạn có thể tới Am Mây Tía để đọc sách, ngâm thơ và đàm đạo với các sư của chùa.
Tham quan chùa Huyền Không Sơn Thượng Huế nên ăn gì? Ở đâu?
Chùa Huyền Không Sơn Thượng là nơi có rất nhiều cảnh đẹp, bạn sẽ cần nhiều thời gian để thăm thú nơi này. Vì vậy, hãy dành ít nhất 2 ngày ở Huế để tham quan và du lịch các nơi khác cũng như thưởng thức ẩm thực Huế.
Thưởng thức các món đặc sản Huế
Nói đến ẩm thực Huế thì du khách sẽ không khỏi xuýt xoa về sự phong phú, đa dạng của các món ăn. Từ các món ăn vặt, đặc sản Huế đến các món hải sản…
Trước khi đến chùa Huyền Không Sơn Thượng Huế, bạn có thể làm ấm bụng bằng tô bún bò Huế đậm đà, full topping với hương vị “rất Huế” đặc trưng. Hoặc bạn có thể thay đổi khẩu vị bằng mì quảng, bánh cuốn nóng… tuỳ vào khẩu vị.
Sau đó, bạn có thể ăn trưa bằng nhiều món đặc sản như: bún thịt nướng, bánh ướt heo quay, cơm âm phủ, cơm hến, hủ tiếu Nam Vang…
Buổi tối, bạn có thể loanh quanh đi ăn vặt bằng các món bánh nậm, bánh lọc, bánh bèo chén. Sau đó ăn thêm bằng các món chè Huế thơm ngon.
Một số địa chỉ mà các bạn có thể ghé đến thưởng thức gần chùa Huyền Không Sơn Thượng Huế như:
- Bún bò Mệ Kéo – 20 Bạch Đằng, p. Phú Cát, Huế
- Bún bò Bà Gái – 11A đường Hà Nội, P. Vĩnh Ninh, Huế
- Cơm âm phủ: 51 Nguyễn Thái Học, p. Phú Hội, Huế
- Cơm hến Hoa Đông – 64/7 đường Ưng Bình, P. Vĩ Dạ, Huế
- Chè Hẻm Huế – 1/29 đường Hùng Vương, P. Phú Hội, Huế
Gợi ý một số điểm lưu trú gần chùa
Du khách có thể lựa chọn các khách sạn, homestay ở trung tâm thành phố. Sau đó thuê xe và di chuyển đến chùa Huyền Không Sơn Thượng.
Bên cạnh đó, nếu muốn thuận tiện đi lại hơn, thì du khách cũng có thể tìm các địa chỉ lưu trú ngay gần chùa Huyền Không Sơn Thượng Huế. Dưới đây tourhue.vn sẽ gợi ý cho bạn một vài địa chỉ chỗ ở để bạn tham khảo:
- Hachi homestay & Spa – Kiệt 18 số nhà 16 Thân Văn Nhiếp, Thủy Biều, Thừa Thiên – Huế: Khu nghỉ dưỡng với nhà gỗ, bao quanh không gian xanh mướt, bể bơi ngoài trời…
- Orchid homestay – 1 Phạm Triệt, Hương Hồ, Hương Trà, Thừa Thiên Huế: Sở hữu không gian thoáng đãng, sạch sẽ, phòng ốc tiện nghi, hiện đại.
- Hue Ecolodge – 2 đường Lương Quán, Thuỷ Biều, Thừa Thiên Huế: Đây là khu nghỉ dưỡng đưa du khách hoà vào thiên nhiên với đa dạng hạng phòng được decor ấm cúng với nhiều phong cách riêng. Hue Ecolodge có nhiều hoạt động như: đi xe đạp, massage, lớp học nấu ăn…
Các ngôi chùa khác ngoài chùa Huyền Không Sơn Thượng Huế
Mảnh đất cố đô nổi tiếng với các ngôi chùa cổ kính, linh thiêng thu hút khách du lịch Việt Nam và quốc tế. Ngoài chùa Huyền Không Sơn Thượng, du khách còn có thể ghé đến rất nhiều ngôi chùa khác gần ngay trung tâm thành phố.
– Chùa Thiên Mụ
- Địa chỉ: Đồi Hạ Khê, Kim Long, thành phố Huế
Chùa Thiên Mụ là cái tên không còn xa lạ với du khách đến với cố đô Huế. Nằm nép mình bên bờ sông Hương thơ mộng, ngôi chùa cổ kính, trầm mặc này đến nay đã trải qua lịch sử hơn 400 năm.
Giống như chùa Huyền Không Sơn Thượng Huế, chùa Thiên Mụ cũng có rất đông khách thập phương ghé thăm.
Ghé thăm chùa Thiên Mụ Huế, du khách sẽ được tham quan, vãn cảnh đẹp thơ mộng, thanh tịnh. Ngoài ra, còn có thể khám phá kiến trúc đặc biệt của “Đệ nhất cổ tự” như: tháp Phước Duyên, điện Đại Hùng, điện Địa Tạng…
– Chùa Huyền Không 1
- Địa chỉ: Thôn Nham Biển, Hương Hồ, Hương Trà, Thừa Thiên Huế
Trên đường đến chùa Huyền Không Sơn Thượng Huế thì bạn có thể ghé qua chùa Huyền Không Sơn Trung (chùa Huyền Không 1 hay chùa Huyền Không Lăng Cô) để tham quan.
Chùa Huyền Không 1 được thiết kế với kiến trúc Nhật Bản – Ấn Độ giao thoa độc đáo. Vẻ đẹp của nơi đây không chỉ là điểm dừng chân của tín đồ Phật giáo mà còn là địa chỉ yêu thích của những người đam mê chụp ảnh, hội hoạ.
– Chùa Báo Quốc
- Địa chỉ: Núi Hàm Long, đường Bảo Quốc, P. Đúc, thành phố Huế
Sở hữu diện tích tới 2 hecta, chùa Báo Quốc được biết đến là ngôi chùa linh thiêng ở xứ Huế. Ngôi chùa hàng trăm năm tuổi này nằm cách chùa Huyền Không Sơn Thượng Huế khoảng 12,5km, sở hữu nhiều nét kiến trúc ấn tượng, đậm đà bản sắc dân tộc.
Tham quan chùa Báo Quốc, ngoài việc chiêm ngưỡng cảnh sắc thanh tịnh, hữu tình, du khách sẽ còn được lắng nghe chuyện giếng Hàm Long đầy kỳ bí. Nơi đây cũng lưu giữ nhiều kỷ vật quý giá để du khách tìm hiểu, khám phá.
– Chùa Từ Đàm
- Địa chỉ: 1 Sư Liễu Quán Phường Trường An, thành phố Huế
Chùa Từ Đàm Huế là một trong những ngôi chùa có sự đóng góp rất lớn cho nền Phật giáo của Việt Nam. Ngôi chùa sở hữu kiến trúc độc đáo với: khu nhà Tổ, khu chính điện, tháp Ấn Tôn… Ngôi chùa này cách chùa Huyền Không Sơn Thượng Huế tầm 12,4km.
Tham quan chùa Từ Đàm, du khách sẽ được tham quan phòng lưu niệm với nhiều kỷ vật, hình ảnh chứa đầy lịch sử. Ngoài ra còn có thể check in với cây bồ đề hàng trăm năm tuổi.
>> Xem thêm: Khám phá chốn linh thiêng Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã Huế
Du lịch chùa Huyền Không Sơn Thượng Huế và các lưu ý cần biết
Chùa Huyền Không Sơn Thượng là một nơi linh thiêng để du khách thư giãn,thanh tịnh tâm hồn. Khi đến đây tham quan, chiêm bái, bạn cần lưu ý những điều sau đây:
- Vì chùa nằm sâu trong núi nên bạn cần nghiên cứu kỹ lộ trình đi, địa hình di chuyển từ trước để tránh đi sai, đi lạc đường.
- Không nên đi chùa một mình hay đi vào chiều tối muộn đến chùa Huyền Không Sơn Thượng vì khá là nguy hiểm.
- Nếu bạn tay lái yếu thì đừng mạo hiểm chạy xe một mình mà nên thuê xe ô tô/taxi hay grab để đi.
- Chùa Huyền Không Sơn Thượng Huế là nơi linh thiêng vì thế hãy ăn mặc kín đáo, đừng hở hang để phù hợp với mỹ quan chùa.
- Đi lại nhẹ nhàng, tránh nói quá to, tránh làm ồn khi ở trong chùa. Hạn chế việc nghe điện thoại tại nơi đang hành lễ.
- Tuân thủ đầy đủ các quy định của chùa, luôn giữ gìn không gian chùa sạch sẽ. Trong chùa có một số khu vực hạn chế người đến hoặc không được vào, do đó, bạn hãy chú ý để tránh vi phạm.
- Không đưa tiền riêng biếu các tăng ni, sư tăng ở chùa. Nếu bạn muốn làm công đức hãy bỏ trực tiếp vào các hòm công đức để trong chùa.
- Bạn nên đến chùa vào sáng sớm để có thể chiêm ngưỡng trọn vẹn vẻ đẹp tựa như “tiên cảnh” của chùa.
Chùa Huyền Không Sơn Thượng Huế là điểm đến an nhiên, thanh tịnh dành cho mọi du khách. Nếu bạn muốn khám phá về kiến trúc cổ kính nhuốm màu thời gian, đặc biệt am hiểu về Phật giáo thì bạn đừng bỏ qua nhé. Tourhue.vn tin rằng, chùa Huyền Không Sơn Thượng chính là địa chỉ lý tưởng của bạn trong hành trình tìm về chốn tịnh yên.
Hằng Min – tourhue.vn