Kinh nghiệm khám phá Hoàng Thành Huế chi tiết từ A – Z

Hoàng Thành Huế là một trong những công trình quy mô, lộng lẫy nhất của triều đình nhà Nguyễn. Không chỉ nổi bật về kiến trúc, nơi đây còn lưu giữ ký ức của một thời phong kiến và những dấu ấn của lịch sử. Nếu có dịp đến Huế, bạn phải nhất định cùng tourhue.vn khám phá địa danh này nhé! 

Hoàng Thành Huế
Huế có nhiều địa điểm để tham quan nhưng không thể bỏ qua Hoàng Thành Đại Nội

Giới thiệu về Hoàng Thành Huế và những thông tin cơ bản

Du lịch Huế, có rất nhiều thứ để trải nghiệm. Bên cạnh những danh lam thắng cảnh hữu tình thì còn được tìm hiểu về lịch sử, kiến trúc xưa qua các cung điện, đền chùa. Nổi bật trong số đó là Hoàng Thành – công trình trường tồn với thời gian.

Hoàng Thành Huế là gì?

Hoàng Thành Huế hay còn gọi là Đại Nội Huế, Thuận Hóa Hoàng Thành. Đây là vòng thành thứ 2 của Kinh thành Huế. Được xây dựng để bảo vệ các cung điện quan trọng của triều đình, các miếu thờ và Tử Cấm Thành – nơi dành cho vua và giới Hoàng gia.

Hoàng Thành Huế
Hoàng Thành – nơi dành cho vua và giới Hoàng gia

Đồng thời đây cũng chính là nơi sinh sống và diễn ra các hoạt động của vua các vua chúa triều Nguyễn – triều đại cuối cùng của chế độ phong kiến.

Ngày nay, Đại Nội Huế là một di tích và là điểm du lịch thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước.

Hoàng Thành Huế ở đâu?

Hoàng Thành tọa lạc bên bờ sông Hương thơ mộng (thuộc bờ Bắc thành phố), nằm trên đường 23/8, phường Thuận Hòa, ngay trung tâm. Vì thế không hề khó khăn để tìm đường và di chuyển tới đây.

Hoàng Thành Huế
Quần thể Hoàng Thành nằm trên đường 28/3, thành phố Huế

Được xây dựng cách đây gần 2 thế kỷ, Hoàng Thành Huế hiện vẫn lưu giữ nhiều nét văn hóa đặc sắc của triều đình phong kiến. Công trình này đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới (năm 1993).

Hoàng Thành Huế tiếng Anh là gì?

Ngoài các tên gọi bằng tiếng Hán, Hoàng Thành còn có tên gọi tiếng Anh là “Imperial City of Hue”. Cái tên này dùng để thuyết minh cho các du khách nước ngoài nghe khi tới đây khám phá.

Hoàng Thành Huế
Tên tiếng Anh của Hoàng Thành dùng để giới thiệu cho du khách nước ngoài.

Giờ mở cửa Hoàng Thành Huế

Hầu như không một ai đến Huế mà bỏ qua Kinh đô vang danh một thời này. Thời điểm nào, thời gian nào nơi đây cũng thu hút đông đảo du du khách.

Hoàng Thành Huế
Khu Hoàng Thành sẽ mở cửa cho khách tham quan muộn nhất đến 17h30.

Tùy vào thời điểm trong năm mà Kinh Thành Huế chia thành hai khung giờ tham quan khác nhau:

  • Vào mùa hè: từ 6h30 – 17h30
  • Vào mùa đông: từ 7h00 – 17h00

>> Tham khảo thêm: Cầu gỗ lim Huế – Điểm ngắm cảnh và check-in siêu xịn sò

Lịch sử Hoàng Thành Huế – Quá trình xây dựng

Để xây dựng Hoàng Thành Kinh Thành Huế, vua Gia Long đã đích thân lựa chọn vị thế và tự thiết kế. 

Theo tourhue.vn được biết, để có được công trình nguy nga, độc đáo như bây giờ, vua đã đã cho di dời 9 ngôi làng, cải tạo đất đai. Đồng thời điều chỉnh các con sông tự nhiên để có được dòng chảy chảy xuyên suốt trong Kinh Thành.

Hoàng Thành Huế
Đây là một trong những công trình xây dựng đầu tiên dưới thời Nguyễn.

Năm 1804, Hoàng Thành Huế chính thức được xây dựng. Mãi 29 năm sau (năm 1833) đời vua Minh Mạng thì mới hoàn chỉnh hệ thống cung điện với 147 công trình lớn nhỏ.

Sở dĩ mất rất nhiều năm vì quá trình di dân, lấp sông đến việc đắp thành,… cần rất nhiều thời gian. Vua phải hợp hàng nghìn công nhân mới hoàn thành. Vì thế, Đại Nội Hoàng Thành là một công trình mang đậm dấu ấn lịch sử.

Hoàng Thành Huế
Từ khi xây dựng cho đến nay Hoàng Thành không có gì thay đổi nhiều.

Hoàng Thành cũng là niềm tự hào của người dân cố đô Huế cũng như của người dân Việt Nam.

Cập nhật giá vé vào Hoàng Thành Huế và cách mua vé

Nếu bạn dự định sẽ đến để tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp của công trình vượt thời gian này. Muốn được tìm hiểu về những câu chuyện xoay quanh Hoàng Thành, bắt buộc phải mua vé tham quan.

Giá vé Hoàng Thành Huế

Kinh Thành nằm trong quần thể di tích Cố đô Huế có thu phí tham quan. Trước đây, giá vé được chia theo 2 đối tượng: du khách Việt Nam và nước ngoài. Tuy nhiên, bây giờ đã thống nhất chung với một mức giá.

  • Giá vé đối với người lớn: 200.000VNĐ/người
  • Giá vé đối với trẻ em từ 7 – 12 tuổi: 40.000đ/người
  • Đối với trẻ em dưới 7 tuổi: Miễn phí
Giá vé Hoàng Thành Huế
Giá véHoàng Thành Huế được áp dụng cho cả du khách trong và ngoài nước.

Ngoài ra, bạn cũng có thể mua vé tham quan theo tuyến để kết hợp tham quan Hoàng Thành ở Huế và các di tích khác cho tiết kiệm hơn.

>. Tham khảo chi tiết: Giá vé tham quan Huế mới nhất 2024 kèm khuyến mãi

Cách mua vé tham quan Kinh Thành Huế

Để mua vé Hoàng Thành Huế, du khách có thể lựa chọn một trong các hình thức sau:

  • Đến trực tiếp tại quầy vé đặt ở cổng Đại Nội trên đường 28/8 Phường Thuận Hòa (bên bờ Bắc của sông Hương).
Mua vé Hoàng Thành Huế
Bạn có thể mua vé trực tiếp tại cổng của Hoàng Thành
  • Đến văn phòng trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế có địa chỉ ở số 23 Tống Duy Tân, phường Phú Hậu.

Lưu ý: Phải đặt vé trước để tránh tình trạng xếp hàng hay chờ đợi lâu. Mua vé sẵn giúp bạn chủ động và có nhiều thời gian vui chơi hơn.

Thời điểm lý tưởng để tham quan Hoàng Thành Huế

Huế là một tỉnh miền Trung, khí hậu có hai mùa khô – mưa rõ rệt. Bạn nên lựa chọn thời điểm phù hợp để tham quan địa điểm này. Có hai thời điểm đáng cân nhắc, đó là:

  • Mùa xuân (tháng 1 – tháng 3)

Đây được cho là khoảng thời gian đẹp nhất ở Huế. Lúc này thời tiết mát mẻ, dễ chịu, cây cối đâm chồi nảy lộc, muôn hoa đua nở nên tha hồ dạo chơi và ngắm cảnh. Hoàng Thành Huế thời điểm này cũng được trang trí rất bắt mắt.

Hoàng Thành Huế
Hoàng Thành rực rỡ, tươi mới vào mùa xuân.
  • Mùa hè, mùa lễ hội (tháng 4 – tháng 6)

Các tháng này, Huế cũng thu hút rất đông du khách. Thời điểm này, trời khô ráo và rất ít khi mưa nên thuận tiện cho việc di chuyển, khám phá, chụp ảnh.

Đây cũng là lúc Hoàng Thành Huế diễn ra lễ hội Festival Huế quy mô lớn và đặc sắc nhất miền Trung. Ghé thăm Đại Nội đúng dịp này, bạn sẽ có cơ hội tham gia vào những lễ hội hoành tráng không ở đâu có.

Hoàng Thành Huế
Bạn cũng có thể đi vào dịp diễn ra Festival.

Ngoài ra, tháng 7, tháng 8 và đầu tháng 9 cũng có thể ghé thăm Huế. Trời vẫn nắng ráo, trong xanh. Còn các tháng cuối năm thì hạn chế vì đó là mùa mưa bão cao điểm ở Huế.

Cách di chuyển đến Hoàng Thành Huế

Từ sông Hương có thể nhìn thấy Hoàng Thành, vị trí nằm ngay trung tâm nên bạn có thể dễ dàng di chuyển tới đây mà không mất nhiều thời gian.

– Đường đi Hoàng Thành Đại Nội Huế

Xuất phát từ trung tâm thành phố đến Hoàng Thành Huế, bạn di chuyển theo bờ Nam của sông Hương qua khỏi cầu Phú Xuân. Sau đó rẽ vào đường Lê Duẩn, tiếp tục rẽ phải vào đường Cửa Quảng Đức.

Di chuyển đến Hoàng Thành Huế
Bạn có thể sử dụng bản đồ để di chuyển.

Qua một cây cầu nhỏ và tiếp tục lái xe đến đường 23/8. Đi thẳng theo đường này và nhìn bên tay phải là tới. Bạn gửi xe và đi bộ vào trong tham quan thôi.

Tất nhiên đây chỉ là cung đường gợi ý. Tùy vào vị trí xuất phát mà sẽ có những hướng đi khác nhau nhưng nhìn chung đường không khó tìm. Bạn có thể tìm kiếm bản đồ Hoàng Thành Huế hoặc hỏi người dân địa phương.

– Phương tiện di chuyển đến Hoàng Thành 

Đường đi vừa dễ vừa gần nên hầu như bạn có thể sử dụng mọi loại phương tiện để di chuyển đến đây.

  • Nếu bạn muốn hòa mình vào nhịp sống chậm rãi và ngắm cảnh từ từ thì thuê xe đạp hay ngồi xích lô là lựa chọn lý tưởng. Giá thuê xe đạp là 60.000đ/ngày còn xích lô là 100.000đ/lượt.
Di chuyển đến Hoàng Thành Huế
Đi xe máy sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc di chuyển.
  • Nếu bạn thích khám phá, tự do và linh động trong việc di chuyển và chủ động về thời gian thì thuê xe máy là hợp lý đi Hoàng Thành Huế. Giá thuê xe máy Huế chỉ từ 100.000đ/ngày.
  • Nếu đi theo nhóm, hay gia đình và không có kinh nghiệm tìm đường thì hãy chọn taxi hoặc ô tô. 

Kiểu kiến trúc Hoàng Thành Huế có gì đặc biệt?

Hoàng Thành Huế nói chung và các cung điện bên trong quần thể đều được xây dựng theo kiểu đối xứng.

Ở khu vực trung tâm là nơi dành cho vua với không gian riêng tư, sang trọng. Các công trình khác sắp xếp theo luật tả nam hữu nữ – tả văn hữu võ. 

Hoàng Thành Huế
Tổng thể kiến trúc của Hoàng Thành.

Các bề mặt ở Hoàng Thành Đại Nội Huế đều vuông góc, mỗi góc rộng 600m. Xung quanh là 4 cửa ra vào bảo vệ, gồm:

  • Cửa Hiển Nhơn ở phía Đông
  • Cửa Chương Đức ở phía Tây
  • Cửa Ngọ Môn ở phía Tây (cửa chính)
  • Cửa Hoà Bình ở phía Bắc

Nhìn tổng quan, Hoàng Thành mang phong cách nhà hai mái, nền cao. Hệ thống mái đều sử dụng ngói thanh ư ly và hoàng lưu ly. Nền thì lát hoàn toàn bằng gốm Bát Tràng men xanh và vàng.

Phí ngoài Hoàng Thành Huế là lớp hào bao bọc cung điện, gọi là hồ Ngoại Kim. Xen kẽ là các khoảng đất rộng dùng làm nơi phòng thủ khi quân địch tấn công.

Xung quanh khu vực này được vua Gia Long cho xây những cây cầu bằng đá và gạch làm ngõ lưu thông với bên ngoài.

Hoàng Thành Huế
Kiến trúc của Hoàng Thành khiến bất kỳ ai cũng choáng ngợp.

Nói chung vì tính chất nên kiến trúc Hoàng Thành được làm khá phức tạp, kín kẽ. Tuy vậy, khi vào đây tham quan, bạn sẽ thấy yếu tố thiên nhiên ở đây cũng rất nhiều.

Các cây xanh lâu năm với các hồ nước lớn, nhỏ và vườn hoa, tạo không khí trong lành, thoáng mát.

Thuyết minh về Hoàng Thành Huế và các khu vực chính

Hoàng Thành là một quần thể kiến trúc rộng lớn nên có rất nhiều công trình phụ và khu vực để tham quan. Một số điểm nổi bật mà bạn hãy ghé thăm như:

+ Cổng Ngọ Môn

Ngọ Môn có nghĩa là cổng Tý Ngọ, đây là cổng chính nằm ở phía Nam của Hoàng Thành. Xưa kia, cổng Ngọ Môn Hoàng Thành Huế là nơi diễn ra lễ duyệt binh, lễ truyền lô, lễ ban sóc.

Hoàng Thành Huế
Cổng Ngọ Môn là điểm tham quan nổi bật nhất của Hoàng Thành.

Công trình này có kiến trúc đồ sộ, phức tạp. Phía dưới cổng xây bằng những đá phiến dài, phía trên là lầu Ngũ Phụng.

Tổng thể, Ngọ Môn gồm 5 cửa: cửa giữa dành cho vua, 2 cửa hai bên dành cho quan văn, quan võ và 2 cửa ngoài cùng dành cho binh lính, voi ngựa. Mặc dù đã tồn tại gần 2 thế kỷ nhưng nó vẫn còn nguyên vẹn.

+ Điện Thái Hòa

Điện Thái Hòa nằm trong Hoàng Thành Huế – nơi diễn ra các buổi triều nghi long trọng như: lễ đăng quang, tiếp sứ thần, sinh nhật vua và các hoàng hậu, thái tử,… 

Hoàng Thành Huế
Cưa kia, Điện Thái Hoà là nơi diễn ra các buổi triều nghi long trọng.

Đây được xem là biểu tượng quyền lực của triều Nguyễn và cũng là công trình có quy mô lớn nhất trong cung điện này. Không gian rộng rãi, sử dụng tới 80 cột gỗ lim sơn son thếp vàng, mái lợp ngói lưu ly.

Ngoài ra, các chi tiết hình rồng phượng cũng được trang trí hết sức tinh xảo. Ngai vàng của vua đặt ngay chính điện – vị trí được coi là trang nghiêm nhất.

+ Cung Diên Thọ

Trong số những cung điện trong Hoàng Thành Huế thì cung Diên Thọ được xem là cung điện có quy mô lớn lớn nhất.

 Nơi đây từng là nơi ở của những người phụ nữ quyền lực nhất bên cạnh vua là Hoàng Thái Hậu và Thái Hoàng Thái Hậu.

Hoàng Thành Huế
Cung Diên Thọ – Toạ độ check-in yêu thích của du khách.

Khuôn viên cung Diên Thọ có tới 20 công trình uy nghi, nối với nhau bằng các dãy hành lang có mái che. 

Nổi bật nhất là Điện Chính ở trung tâm và Tạ Trường Du nằm bên cạnh hồ sen – nơi Hoàng Thái Hậu ngồi hóng mát, thưởng cảnh.

+ Cung Trường Sanh

Cung Trường Sanh hay còn gọi là cung Trường Sinh, cung Trường Ninh. Hạng mục này được dậy dựng vào năm 1821 (dưới thời vua Minh Mạng thứ nhất).

Hoàng Thành Huế
Cung Trường Sinh được xây dựng dưới thời vua Minh Mạng thứ nhất.

Cung tọa lạc ở phía Tây Bắc của Hoàng Thành Huế. Ban đầu có vai trò là hoa viên để các vị vua mời thái hậu đến vãn cảnh. Sau này được quy hoạch lại làm điểm nghỉ ngơi, sinh sống của một số vị Thái Hoàng Thái Hậu và Hoàng Thái Hậu.

+ Điện Phụng Tiên  

Điện Phụng Tiên nằm ở phía Tây của Hoàng Thành Huế, trước mặt là cung Diên Thọ. Công trình này được vua Gia Long và vua Minh Mạng xây dựng làm nơi thờ cúng các vị vua nhà Nguyễn.

Hoàng Thành Huế
Tham quan nơi thờ các vị vua chúa triều Nguyễn.

Mặc dù là vua nhưng ngôi điện này cho phép nữ giới trong triều có thể đến cúng tế. Ngoài ra, bên trong điện còn lưu giữ nhiều bảo vật của triều Nguyễn.

Tuy nhiên, tháng 2/1947 toàn hệ thống điện bị cháy nên bây giờ chỉ còn sót lại Cửa Tam Quan và vòng Tường Thành.

+ Khu vực các miếu thờ

Bên trong quần thể di tích Hoàng Thành Huế còn có khu vực dành cho các miếu thờ. Khu vực này được bố trí ở phía trước, hai bên trục dọc của Hoàng Thành sắp xếp theo thứ tự từ trong ra. Đó là các miếu thờ sau:

Hoàng Thành Huế
Bên trong Hoàng Thành có nhiều miếu thờ.
  • Hưng Tổ Miếu nằm ở phía Tây Nam Hoàng Thành, là nơi thờ cha mẹ của vua Gia Long.
  • Thái Tổ Miếu nằm ở phía Tây Nam, được xây dựng vào năm 1804, thờ các vị chúa nhà Nguyễn gồm: Nguyễn Hoàng, Nguyễn Phúc Thuần.
  • Thế Tổ Miếu nằm ở phía Tây Nam bên trong Hoàng Thành Huế – nơi thờ các vị vua triều Nguyễn.
  • Triệu Tổ Miếu được xây dựng vào năm 1804, nằm ở hướng Bắc. Đây là nơi thờ tự thân sinh của chúa Nguyễn Kim.

+ Tử Cấm Thành

Tử Cấm Thành là vòng thành bao quanh Hoàng Thành Huế (trước kia gọi là Kinh Thành).

Công trình có vị trí sau lưng Điện Thái Hòa, được xây dựng vào năm 1804 và gọi là Cung Thành. Đến năm 1822 thì vua Minh Mạng đổi tên thành Tử Cấm Thành.

Hoàng Thành Huế
Tử Cấm Thành được xây dựng bao quanh Hoàng Thành.

Tử Cấm Thành có thiết kế hình chữ nhật, trước mặt là Đại Cung Môn. bên trong hiện còn lưu giữ nhiều di tích như: điện Cần Chánh, điện Càn Thành, điện Khôn Thái, điện Kiến Trung,…

+ Kỳ đài Huế

Đây là di tích kiến trúc thời nhà Nguyễn nằm ở phía Nam của Hoàng Thành Huế. Thuộc khu vực pháo đài Nam Chánh, còn trước mặt là Ngọ Môn.

Hoàng Thành Huế
Check-in vs cột cờ Hoàng Thành Đại Nội.

Kỳ đài được xây dựng vào năm 1807. Đến thời Minh Mạng, kỳ đài trải qua 3 lần tu sửa vào năm 1829, 1831 và 1840. Khu vực này dùng để treo cờ của triều đình nhà Nguyễn, trên cùng là trạm quan sát Vọng Đẩu.

Ngoài ra, quần thể Đại Nội Hoàng Thành Huế còn có các công trình khác cũng rất đáng để khám phá như: Hiển Lâm Các, Cửu Đỉnh.

>> Gợi ý: Khám phá nhà vườn Huế – Tìm về chốn an tịnh của cố đô

Hoàng Thành Huế có gì? Những trải nghiệm hấp dẫn đáng thử

Không chỉ được mãn nhãn với những công trình tráng lệ, du khách đến đây còn được trải nghiệm nhiều hoạt động thú vị. 

– Ngồi xích lô dạo quanh Hoàng Thành Huế

Nếu lần đầu đến với Huế, bạn đừng bỏ qua trải nghiệm ngồi xích lô để “vi hành” quanh Hoàng Thành. Đây hẳn là lựa chọn tuyệt vời cho những ai đã thấm mệt vì đã đi bộ quá nhiều, lại tiết kiệm thời gian.

Hoàng Thành Huế
Hãy thử ngồi xích lô dạo quanh Đại Nội nhé.

Ngồi trên xích lô, bạn sẽ được thảnh thơi khám phá nhiều điều mới lạ, cảm nhận mọi thứ một cách chậm rãi. Giá thuê xích lô chỉ dao động từ 50.000đ.

– Chụp ảnh “sống ảo” với Hoàng Thành Đại Nội

Hoàng Thành Huế là một quần thể các công trình cổ kính, nhuốm màu thời gian. Khung cảnh này sẽ giúp bạn có được những bức hình check-in đặc sắc.

Hoàng Thành Huế
Hoàng Thành là tọa độ sống ảo yêu thích của du khách

Tại đây bạn có thể check-in bất kỳ đâu, chỉ cần đứng vào là có hình chất. Nếu là người yêu thích phong cách cổ phục? Hãy thuê trang phục ở cung đình để hóa thân thành những nhân vật trong Hoàng cung và chụp ảnh lưu niệm.

Hoàng Thành Huế
Hóa thân thành các nhân vật trong Hoàng Thành Huế và lên hình “sống ảo”.

– Xem biểu diễn nhã nhạc cung đình ở Duyệt Thị Đường

Nhã nhạc cung đình Huế là một loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu nhân loại. 

Hoàng Thành Huế
Biểu diễn nhã nhạc cung đình Huế bên trong Duyệt Thị Đường

Trước đây, thể loại này chỉ được biểu diễn vào những sự kiện trọng đại như vua đăng quang, băng hà hoặc những lễ hội lớn. Nhưng bây giờ thì phổ biến hơn nhiều.

Đến tham quan Hoàng Thành Huế bạn đừng quên ghé đến Duyệt Thị Đường để trải nghiệm loại hình nghệ thuật này. Ngoài ra còn có các tiết mục khác được dàn dựng công phu diễn ra trong 35 phút.

– Chiêm ngưỡng vẻ đẹp Hoàng Thành và tham gia các hoạt động về đêm

Khác biệt với khung cảnh cổ kính vào ban ngày, đêm về Đại Nội trở nên vô cùng lung linh bởi hàng trăm ánh đèn điện được thắp sáng. 

Hoàng Thành Huế
Về đêm, Hoàng Thành Đại Nội vô cùng lung linh, rực rỡ

Đặc biệt, với chương trình “Đại Nội về đêm” khiến khung cảnh này lại càng thêm tráng lệ. Du khách sẽ được xem nghi thức Đổi gác, Đại nhạc, trình tấu tiểu nhạc,… Thưởng thức nhã nhạc, múa cung đinh và tham gia vào nhiều hoạt động dân gian thú vị.

– Trải nghiệm lễ hội Festival Huế đặc sắc tại Hoàng Thành

Hoàng Thành Huế Đại Nội luôn được lựa chọn để tổ chức các hoạt động hấp dẫn trong tuần lễ Festival Huế thường niên. Chương trình quy mô, hoành tráng này mang đến cho du khách vô vàn trải nghiệm độc đáo.

Hoàng Thành Huế
Hòa mình vào không khí lễ hội Festival tại Hoàng Thành

Thông qua các tiết mục biểu diễn đặc sắc như: chương trình khai mạc, đêm Hoàng Cung, lễ ban sóc, Tết Cung đình,… bạn sẽ hiểu hơn về văn hóa, lịch sử Huế.

Hãy cân nhắc thời điểm để có cơ hội hòa mình vào không khí náo nhiệt, sôi động của đêm hội nhé!

– Nhâm nhi tách trà nóng và thư giãn tại Cung Diên Thọ

Nếu bạn là tín đồ của trà đạo thì tuyệt đối đừng bỏ qua hoạt động thưởng trà tại cung Diên Thọ. Đây là một thú vui tao nhã được các vua và quan văn, quan võ yêu thích thời bấy giờ.

Hoàng Thành Huế
Thưởng trà tại cung Diên Thọ là một trải nghiệm thú vị

Bạn sẽ được ngồi nhâm nhi trà tại sân vườn thượng uyển, vừa phóng tầm mắt ngắm nhìn khung cảnh nên thơ, yên bình của Hoàng Thành Huế.

Đây chắc chắn là một trải nghiệm giúp bạn cảm thấy thật thoải mái và thư giãn sau những ngày học tập, làm việc stress. 

Ăn gì khi đến khám phá Hoàng Thành Huế?

Đến với cố đô Huế không thể thiếu được việc trải nghiệm ẩm thực rồi. Hầu như món ăn nào ở Huế cũng đáng thử. Tuy nhiên chắc chắn sẽ không thể ăn hết, touhue.vn khuyên bạn nhất định đừng bỏ qua các món sau:

+ Cơm hến, bún hến

Sẽ thật “đã” sau khi thấm mệt vì đi bộ nhiều trong Hoàng Thành Huế, được khỏa lấp chiếc bụng đói với tô cơm hến hay bún hến nức tiếng. Đây là hai món làm nên thương hiệu cho ẩm thực Huế.

Về cơ bản hai món này khá giống nhau về nguyên liệu và cách chế biến, chỉ khác một bên là cơm còn một bên là bún.

Ăn gì khi đến Hoàng Thành Huế
Cơm hến và bún hến – bộ đôi món ngon đáng thử khi đến Hoàng Thành Huế

Món ăn với vị mặn mà, cay cay thêm chút bùi bùi của đậu phộng, sự giòn tan của tóp mỡ và mùi thơm của hến xào. Tất cả hòa quyện cùng với các loại rau, bên cạnh là chén nước hến ngọt thanh khiến bạn khó mà cưỡng lòng.

Gợi ý địa chỉ thưởng thức:

  • Cơm hến Hoa Đông: 64/7 Ưng Bình, phường Vỹ Dạ
  • Cơm hến 17: 17 Hàn Mặc Tử, phường Vỹ Dạ
  • Cơm hến, bún hến Lành:  23 Ngô Gia Tự, phường Vĩnh Ninh

+ Bún bò Huế

Bún bò Huế là một đặc sản nổi tiếng được yêu thích bởi hình thức bắt mắt và hương vị đậm đà. Nó luôn nằm trong danh sách những món nên thử khi du lịch Hoàng Thành Huế cũng như các địa điểm khác.

Ăn gì khi đến Hoàng Thành Huế
Tô bún bò đậm đà, thơm ngon ai ăn cũng mê.

Điểm khác biệt của bún bò Huế so với các địa phương khác là sợi bún to, lát thịt to và mỏng. Ngoài ra còn có cả topping chả, huyết, một số quán có thêm giò heo. Nước dùng đậm đà, thơm mùi ruốc, ăn rất mê.

Gợi ý địa chỉ thưởng thức:

  • Bà Gái bún bò Huế: 11A Hà Nội, phường Vĩnh Ninh, thành phố Huế
  • Bún bò Mệ Kéo: 20 Bạch Đằng, phường Phú Cát, thành phố Huế
  • Bún bò Huế Sen: 60 Võ Thị Sáu, phường Phú Hội, thành phố Huế

+ Các loại bánh Huế

Đến Hoàng Thành Huế ăn gì? Chắc chắn sẽ không thể bỏ qua các loại bánh. Bánh Huế đủ gồm vô vàn loại đủ kiểu mặn ngọt, từ dân dã đến cầu kỳ. 

Ăn gì khi đến Hoàng Thành Huế
Thưởng thức các loại bánh đặc trưng của xứ Huế.

Bánh bèo, bánh nậm, bánh lọc, bánh khoái, bánh ram ít, bánh ép,… Hầu hết đều sử dụng chung loại nước mắm ngọt. Mỗi loại một hương vị riêng nhưng ai ăn rồi đều sẽ nhớ mãi không quên.

Gợi ý địa chỉ thưởng thức:

  • Quán bánh Bà Đỏ: số 8 Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Phú Cát
  • Quán bánh Bà Huế: 109 Lê Huân, thành phố Huế

+ Bánh canh Nam Phổ

Bánh canh Nam phổ bắt nguồn từ làng Nam Phổ, huyện Phú Vang và được truyền từ đời này sang đời khác. Đây cũng là món ăn đáng thử khi tới Hoàng Thành Huế.

Ăn gì khi đến Hoàng Thành Huế
Tô bánh canh Nam Phổ vừa bắt mắt vừa hấp dẫn.

Từ những nguyên liệu quen thuộc như: sợi bánh canh, tôm, cua, chả và các loại rau. Nước dùng từ gạch cua sền sệt tạo nên món ăn có hương vị đậm đà, lạ miệng mà giá thành lại rất rẻ nên bất kỳ ai ăn cũng phải lưu luyến.

Gợi ý địa chỉ thưởng thức:

  • Bánh canh Nam Phổ 16 Phạm Hồng Thái, thành phố Huế 
  • Quán bánh canh Nam Phổ o Thu: 374 Chi Lăng, thành phố Huế
  • Bánh canh Nam Phổ Thủy: 16 Phạm Hồng Thái, thành phố Huế

+ Chè Huế

Chè là một phần không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực cố đô. Với sự đa dạng tới 36 loại chè khác nhau cho du khách thoải mái lựa chọn. Sau khi tham quan một vòng Hoàng Thành Huế, bạn hãy thưởng thức ly chè mát lạnh.

Ăn gì khi đến Hoàng Thành Huế
Bạn nhất định phải thưởng thức chè Huế nếu đến đây vào mùa nắng

Chè hạt sen, chè đậu xanh, chè bột lọc heo quay Huế, chè hạt sen long nhãn, chè bắp, chè chuối, chè khoai tím,… Mỗi món chè mang hương vị đặc trưng, hấp dẫn thực khách.

Gợi ý địa chỉ thưởng thức:

  • Chè Hẻm Huế: 1/29 Hùng Vương, thành phố Huế
  • Chè Tý: 45 Trần Phú, thành phố Huế
  • Chè Huế dưới chân cầu Trường Tiền

>> Đọc thêm: Đặc sản Huế list 30 món ăn ngon được du khách yêu thích

Gợi ý khách sạn gần Hoàng Thành Huế lý tưởng

Nhiều du khách chọn khách sạn gần Hoàng Thành Đại Nội để thuận tiện cho việc đi lại, khám phá. Vị trí này cũng nằm ngay trung tâm nên đây là lựa chọn lý tưởng. Bạn có thể tham khảo một vài gợi ý của tourhue.vn dưới đây.

+ Azerai La Residence, Hue

  • Địa chỉ: số 5 Lê Lợi, phường Vĩnh Ninh, thành phố Huế
  • Số điện thoại: 0234 3837 475

Nằm ngay bên bờ sông Hương thơ mộng, vị trí đắc địa gần Hoàng Thành Huế (cách 2,2km) và các điểm du lịch khác như cung An Định, chùa Thiên Mụ,… Azerai La Residence được rất nhiều du khách lựa chọn. 

Khách sạn gần Hoàng Thành Huế
Khách sạn dành cho những du khách cần sự tiện nghi sang trọng.

Khách sạn này có khuôn viên sân vườn cực rồng, với hệ thống 122 phòng ngủ và suite mang phong cách kiến trúc đương đại, sang trọng. Bên trong tích hợp đầy đủ tiện ích cao cấp cho bạn kỳ nghỉ thoải mái, tiện nghi nhất.

+ Rosaleen Boutique Hotel

  • Địa chỉ: 36 Chu Văn An, phường Phú Hội, thành phố Huế
  • Số điện thoại: 0234 3946 555

Rosaleen cũng tọa lạc ngay trung tâm thành phố, cách Hoàng Thành Huế hơn 3km. Với thiết kế thoáng đãng, rộng rãi, đến đây bạn sẽ cảm nhận được sự tươi mát và thư thái.

Khách sạn gần Hoàng Thành Huế
Đây là khách sạn 3 sao có vị trí khá lý tưởng.

Tất nhiên là khách sạn 3 sao này vẫn cung cấp cho bạn đủ các tiện nghi cần thiết. Cùng với sự phục vụ chu đáo của lễ tân, Rosaleen Boutique Hotel hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn kỳ nghỉ tốt nhất.

+ Mường Thanh Holiday Huế

  • Địa chỉ: 38 Lê Lợi, phường Phú Hội, thành phố Huế
  • Số điện thoại: 0234 3936 688

Tiếp tục là một khách sạn 4 sao Huế nằm gần Đại Nội Hoàng Thành Huế mà bạn có thể tham khảo là Mường Thanh Holiday.

Khách sạn sở hữu thiết kế hiện đại, sang trọng và tinh tế, Mường Thanh Holiday mang đến 108 lựa chọn về phòng. Các phòng đều được chú trọng đem đến sự thoải mái và thuận tiện cho khách lưu trú.

Khách sạn gần Hoàng Thành Huế
Mường Thanh Holiday mang đến không gian lưu trú sang trọng.

Ngoài ra, lưu trú ở đây bạn sẽ được trải nghiệm những bữa ăn ngon miệng với rất nhiều món ăn ngon ở hệ thống nhà hàng.

Một số khách sạn gần Hoàng Thành Huế khác:

  •  Senna Hue Hotel: 07 Nguyễn Tri Phương, phường Phú Hội, thành phố Huế
  • Indochine Palace: 105A Hùng Vương, phường Phú Hội, thành phố Huế
  • Century Riverside Hotel Hue: 49 Lê Lợi, phường Phú Hội, thành phố Huế
  • Mường Thanh Huế: 38 Lê Lợi, phường Phú Hội, thành phố Huế

Những địa điểm du lịch nổi tiếng lân cận Hoàng Thành Huế

Sau hành trình du ngoạn và khám phá mọi ngóc ngách ở Hoàng Thành Đại Nội. Bạn có thể kết hợp thăm thú thêm những địa điểm nằm lân cận đó để có một ngày thật trọn vẹn nhé!

Chùa Thiên Mụ

Đây là địa điểm thường được các công ty du lịch kết hợp trong các lịch trình tour khám phá Hoàng Thành Huế.

Chùa Thiên Mụ hay Linh Mụ là ngôi chùa có tuổi đời hơn 400 năm tuổi, nổi tiếng linh thiêng. Nơi đây gắn với nhiều câu chuyện và sự tích bí ẩn mà đến nay chưa có lời giải đáp.

Địa điểm gần Hoàng Thành Huế
Chùa Thiên Mụ nổi tiếng linh thiêng nhất cố đô gần với Hoàng Thành Huế.

Bên cảnh phong cách kiến trúc cổ kính, chùa Thiên Mụ tọa lạc trên đồi Hà Khê, ngay bên bờ sông Hương nên có khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp. Một số công trình nổi bật trong chùa như: cổng Tam Quan, tháp Phước Duyên,…

  • Địa chỉ: đường Nguyễn Phúc Nguyên, phường Hương Hòa, thành phố Huế
  • Giá vé: Miễn phí

Sông Hương và cầu Trường tiền

Sông Hương và cầu Trường Tiền là biểu tượng lãng mạn của Huế. Hai địa danh này gắn liền với lịch sử phát triển của thành phố và xuất hiện rất nhiều trong các tác phẩm thi ca, nhạc họa. 

Địa điểm gần Hoàng Thành Huế
Tham quan những địa danh đã đi vào huyền thoại.

Hình ảnh sông Hương, cầu Trường Tiền cũng khơi dậy cảm hứng cho nhiều nghệ sĩ. Giờ đây trở thành những địa điểm du lịch Huế mà không một ai bỏ qua. Bạn nhớ ghé q tham quan sau khi rời Đại Nội Hoàng Thành Huế nhé.

  • Địa chỉ: phường Phú Hòa, thành phố Huế
  • Giá vé: Miễn phí

Đồi Vọng Cảnh Huế

Nếu không muốn tham quan các công trình nữa, bạn hãy đến với đồi Vọng Cảnh. Nơi này nằm cách Hoàng Thành Huế tầm 7km, bạn có thể di chuyển bằng xe máy.

Đồi Vọng Cảnh đẹp tựa bức tranh sơn thủy thơ mộng khi được bao quanh bởi rừng thông bát ngát, không khí trong lành. 

Địa điểm gần Hoàng Thành Huế
Khám phá đồi Vọng Cảnh và ngắm nhìn Huế từ trên cao.

Đặc biệt, ngọn đồi này được ví như “mắt thần của cố đô” vì từ đồi có thể ngắm nhìn cảnh núi non hùng vì, dòng sông Hương hiền hòa và thành phố phía xa xa.

  • Địa chỉ: 102 Huyền Trân Công Chúa, phường Thủy Biều, thành phố Huế
  • Giá vé: Miễn phí

Khám phá Hoàng Thành Huế và một số lưu ý cần biết

Đến Huế mà khi đi Đại Nội Hoàng Thành thì quả là thiếu sót lớn. Nhưng nếu đi mà không “bỏ túi” những lưu ý này thì sẽ không được trọn vẹn.

  • Hoàng Thành rất rộng và có nhiều khu, bạn hãy chuẩn bị trước một tấm bản đồ để có thể nắm trước vị trí các điểm và tránh bị lạc.
  • Trong cung điện có một số khu vực cấm không cho chụp ảnh, quay phim, không sờ vào hiện vật,… nhớ tuân thủ quy định để không bị phạt.
  • Vì phải di chuyển nhiều và đi bộ hoàn toàn nên bạn hãy chọn một đôi giày thể thao mềm mại hoặc sandal giúp đôi chân được thoải mái.
  • Khi tham quan Đại Nội Hoàng Thành Huế, bạn có thể mang theo một chai nước suối phòng khi khát.
Hoàng Thành Huế
Một số thông tin giúp bạn có một chuyến khám phá trọn vẹn.
  • Tuyệt đối không được vứt rác bừa bãi, quanh khuôn viên có rất nhiều thùng rác.
  • Hãy mang theo mũ, nón, áo khoác, bôi kem chống nắng để bảo vệ sức khỏe và làn da vì trời ở Huế rất nắng.
  • Trong Hoàng Thành Đại Nội có dịch vụ cho thuê trang phục: áo dài, cổ trang,… phục vụ du khách chụp ảnh. Nếu có nhu cầu, bạn liên hệ thử.
  • Đừng quên sạc pin cho điện thoại/máy ảnh để thoả sức check-in.

Các câu hỏi thường gặp về Hoàng Thành Huế

Một số vấn đề được tourhue.vn giải đáp dưới đây sẽ cung cấp thêm cho bạn nhiều thông tin để hiểu hơn về công trình mang giá trị lịch sử hàng trăm năm này.

Hoàng Thành Huế rộng bao nhiêu?

Quần thể di tích này được quy hoạch trên khoảng đất rộng lớn ở bờ Bắc sông Hương. Tổng diện tích Hoàng Thành Huế tận 520ha, rất rộng. Bên trong xây dựng rất nhiều công trình với những chức năng khác nhau và đến nay vẫn còn giữ được diện mạo ban đầu.

Hoàng Thành Huế
Quần thể di tích Hoàng Thành Đại Nội rộng tới 520ha.

Hoàng Thành Huế có mấy cửa?

Kinh Thành Huế có 10 cửa chính là: Cửa Chính Bắc, Tây – Bắc, Chính Tây, Tây – Nam, Chính Nam, Quảng Đức, Thể Nhơn, Đông – Nam, Chính Đông, Đông – Bắc. Ngoài ra còn có một cửa thông với Trần Bình Đài có tên là Trần Bình Môn. Tổng cộng là 11 cả chính lẫn phụ.

Hoàng Thành Huế
Tổng cộng cổng chính và phụ, Hoàng Thành có 11 cổng.

Nên mặc đồ gì gì khi vào Kinh Thành Huế?

Việc tham quan Hoàng Thành chủ yếu là đi bộ nên bạn hãy lưu ý chọn những bộ trang phục gọn gàng, thoải mái dễ vận động. Đồng thời nhớ mặc đồ kín đáo, tránh mặc đồ hở hang vì đây là một di tích lịch sử. Có thể chọn quần dài, áo thun, váy đầm hay áo dài,… chẳng hạn.

Hoàng Thành Huế
Hãy ăn mặc lịch sự, đừng chọn đồ hở hang, phản cảm.

Trải qua suốt 2 thế kỷ, dưới sự tàn phá của chiến tranh và thời gian, Hoàng Thành Huế vẫn luôn sừng sững, oai nghiêm. Đây mãi là một tài sản quý báu của triều Nguyễn nói riêng và của cố đô Huế nói chung. Hy vọng với những gì mà tourhue.vn chia sẻ bạn sẽ có hành trình khám phá địa điểm này trọn vẹn.

Tuyết Nhi – Tourhue.vn

Bài viết liên quan