Nếu bạn là người yêu thích khám phá các địa điểm tâm linh thì đừng bỏ qua chùa Diệu Đế Huế. Đây là một trong những ngôi chùa vô cùng nổi tiếng ở cố đô và có ý nghĩa rất lớn trong lịch sử Phật giáo. Nào hãy cùng tourhue.vn khám phá một vòng ngôi chùa này để xem có gì đặc sắc bên trong nhé.
Đôi nét giới thiệu về chùa Diệu Đế Huế
Chùa Diệu Đế là một trong 3 ngôi quốc tự dưới triều Nguyễn còn sót lại trên đất Huế. Ngôi chùa này là một điểm du lịch Huế tâm linh rất đáng để du khách trải nghiệm và khám phá. Trước tiên, hãy tìm vị trí và điểm qua dòng lịch sử hình thành qua các năm có sự biến đổi ra sao.
+ Chùa Diệu Đế ở đâu?
Chùa Diệu Đế Huế toạ lạc bên bờ sông Hộ Thành, tại địa chỉ 100B Bạch Đằng, P. Phú Cát, tp. Huế. Do nằm gần sông Đông Ba và cầu Gia Hội nên không gian chùa Diệu Đế vô cùng thoáng đãng, mát mẻ. Cho đến nay, chùa Diệu Đế là một trong những ngôi chùa linh thiêng,bậc nhất ở cố đô Huế.
Với diện tích rộng lớn, chùa Diệu Đế có vị trí đắc địa nằm trên 4 con đường lớn: đường Bạch Đằng ở trước mặt, đường Chùa Ông bên phải, đường Diệu Đế bên trái và đường Tô Hiến Thành phía sau lưng.
+ Lịch sử của chùa Diệu Đế thành phố Huế
Khuôn viên của chùa Diệu Đế khi xưa vốn là nhà cũ của Phúc Quốc Công Hồ Văn Bôi (ông ngoại của vua Thiệu Trị). Sau khi lên ngai vàng, vua Thiệu Trị đã cho xây dựng chùa Diệu Đế tại đây.
Lịch sử của chùa Diệu Đế Huế đã trải qua nhiều năm tháng đầy biến động:
- Năm 1844, vua Thiệu Trị đã điều động 600 binh lính để xây dựng chùa Diệu Đế nhằm mục đích cầu phúc cho dân chúng, sắc phong ngôi chùa làm quốc tự. Chùa được xây dựng với quy mô rộng rãi, lấy sông Đông Ba làm minh đường.
- Tháng 6 năm 1885, vua Hàm Nghi đã cho chuyển tượng Phật từ chùa Giác Hoàng đến chùa Diệu Đế để thờ. Khi kinh thành Huế thất thủ, chùa Diệu Đế đã bị trưng dụng làm trụ sở của Nam Triều.
- Năm 1887, nhiều công trình của chùa Diệu Đế đã bị dỡ bỏ, chỉ còn lại gác Đạo Nguyên, Đại Giác, cửa tam quan và hai cổ lâu bát giác.
- Năm 1889, vua Thành Thái đã ban 3000 quan tiền cho hòa thượng Thanh Minh Tâm Truyền để trùng tu ngôi chùa. Tuy nhiên, vẫn không thể khôi phục hiện trạng như cũ.
- Năm 1910, chùa Diệu Đế ở Huế xuống cấp trầm trọng, 2 lầu chuông trống và gác Đạo Nguyên cũng bị dỡ bỏ.
- Năm 1930, chùa được trưng dụng làm trụ sở của Hội Phật học An Nam.
- Năm 1950, điện Đại Giác được cho xây dựng lại, đổi tên thành điện Đại Hùng. Hai bên là nhà Lôi Gia, ngoài ra còn có tăng xá và các nhà phụ ở phía sau.
- Năm 1904, bão lớn quét qua thành phố Huế và làm sụp đổ một số điện thờ của chùa.
- Năm 1953, nhờ sự giúp sức của hoà thượng Diệu Hoằng, bà Từ Cung (mẹ vua Bảo Đại) cùng các Phật tử, chùa Diệu Đế Huế đã được trùng tu lại với quy mô như hiện nay.
- Năm 2018, chùa được đại trùng tu thêm một lần nữa, gian chánh điện vẫn được giữ nguyên kiến trúc như năm 1953 và được dịch chuyển lùi về phía sau tầm 19 mét.
>> Đọc thêm bài: Đàn Nam Giao Huế ở đâu, kiến trúc có gì đặc biệt thu hút?
+ Nét đặc trưng của chùa Diệu Đế
Chùa Diệu Đế là một trong những ngôi chùa thời Nguyễn còn sót lại, là một danh lam tiêu biểu của đất Huế. Vào mùa Phật đản hàng năm, nơi đây tổ chức các rước Phật, tắm Phật của Phật giáo Huế.
Đặc biệt, chùa Diệu Đế Huế mang rất nhiều yếu tố liên quan đến cung đình, gắn liền với vị vua thứ 3 triều Nguyễn, đó là vua Thiệu Trị.
Kể từ khi ra đời đến 1945, chùa Diệu Đế được xếp vào hàng quốc tự, ngang hàng với các chùa Thiên Mụ, chùa Thánh Duyên và chùa Giác Hoàng.
Đến ngày nay, trải qua nhiều biến động thăng trầm lịch sử, chùa Diệu Đế vẫn còn lưu giữ nhiều pháp bảo quan trọng. Điện Đại Giác còn bảo tồn bức tranh “Long Vân khế hội” do nghệ nhân cung đình Phan Văn Tánh thực hiện.
Hướng dẫn cách di chuyển đến chùa Diệu Đế Huế
Chùa Diệu Đế nằm ngay trung tâm thành phố, do đó đường đi đến đây khá thuận lợi để du khách tham quan, check in. Nếu lần đầu đến chùa Diệu Đế,du khách có thể thuê một số phương tiện phù hợp với nhu cầu và đi theo gợi ý dưới đây.
Cung đường di chuyển
Muốn đi đến chùa Diệu Đế, du khách có thể lựa chọn di chuyển theo 1 trong 2 con đường sau đây:
- Từ thành phố Huế, bạn di chuyển qua cầu Phú Xuân, rẽ vào đường Trần Hưng Đạo. Sau đó rẽ sang đường Bạch Đằng, đi thêm một đoạn sẽ thấy chùa Diệu Đế Huế.
- Từ Đại Nội Huế, bạn đi sang đường Lê Duẩn, chạy thẳng Lê Duẩn sẽ gặp Trần Hưng Đạo. Tiếp đó rẽ phải sang Bạch Đằng, chạy thêm một đoạn sẽ nhìn thấy chùa nằm bên tay phải.
Phương tiện đến chùa phù hợp
Để đi đến chùa Diệu Đế, du khách có thể lựa chọn rất nhiều loại phương tiện di chuyển khác nhau như:
- Xe máy: Đây là phương tiện di chuyển linh hoạt, tự do và được yêu thích ở Huế. Bạn có thể thuê xe máy Huế ở các cửa hàng với giá 100k – 150k/ngày để đi lại.
- Xe ô tô/grab/taxi: Loại phương tiện dành cho ai muốn có chỗ ngồi thoải mái, di chuyển an toàn đến chùa Diệu Đế Huế. Nếu đi đông người, share ra thì giá thuê taxi, grab cũng tương đối tiết kiệm.
- Xe đạp/xe xích lô: Nếu bạn là người yêu môi trường, muốn di chuyển với phương tiện “xanh” thì có thể sử dụng xe đạp hoặc xích lô. Hai phương tiện này có giá thuê cũng khá rẻ nên có thể tiết kiệm chi phí.
>> Gợi ý bài viết: Cho thuê xe ô tô tự lái Huế list 10 địa điểm giá rẻ uy tín
Nên tham quan chùa Diệu Đế Huế vào thời điểm nào?
Du lịch Huế đến chùa Diệu Đế, bạn có thể đi tham quan chùa bất kỳ lúc nào trong năm. Tuy nhiên, thời điểm lý tưởng nhất vẫn là từ tháng 2 đến tháng 9.
Đây là lúc Huế đang bước vào mùa xuân hè. Thời tiết khô ráo, không có mưa nên thích hợp để bạn đi lại, tham quan chùa Diệu Đế Huế.
Thường từ tháng 2 – tháng 5, khí hậu mùa xuân rất mát mẻ, trời quang đãng. Bước sang tháng 6 đến tháng 9 thì vào mùa khô nên khá nóng, trời nắng gay gắt, tuy nhiên đây là thời điểm check in chùa khá đẹp.
Trong ngày, bạn nên đến chùa vào tầm sáng sớm để cảm nhận không khí trong lành, thanh tịnh bên trong chùa. Buổi sáng thời tiết cũng mát mẻ hơn để bạn tiện đi lại khám phá.
Bạn nên hạn chế đi chùa vào những ngày mưa gió, ngày đông giá rét. Vì lúc này trời thường có mưa thường xuyên sẽ khiến cho việc tham quan bị cản trở khá nhiều. Bạn cũng không thể check in cảnh đẹp bên ngoài chùa được.
>> Xem thêm: TOUR HUẾ 1 NGÀY TỪ ĐÀ NẴNG
Kiến trúc chùa Diệu Đế Huế có những công trình nào đặc biệt?
So với nhiều ngôi chùa ở Huế, Diệu Đế quốc tự sở hữu nhiều nét kiến trúc độc đáo, khác biệt. Ngôi chùa rộng 2.500m2 này có hơn 10 công trình kiến trúc độc lạ bên trong, tiêu biểu như:
– Cổng tam quan chùa
Từ ngoài đường nhìn vào, bạn sẽ thấy xung quanh chùa Diệu Đế Huế có các tường thành bao quanh, 4 phía có trổ cửa ra vào. Cổng chính có trổ 3 cửa, chính giữa là cửa tam quan với 2 tầng có cổ lâu thờ Hộ pháp, 3 mặt còn lại trổ một cửa.
Từ cổng Tam Quan, bạn sẽ thấy bi đình (lầu bia) và chung đình (lầu chuông) ở hai bên. Hai bên trục đường chính từ tam quan dẫn vào được lát gạch Bát Tràng, có hai hàng cổ thụ rợp bóng mát trồng hai bên.
Trước khi dẫn tới điện Đại Giác thì sẽ có lối rẽ sang nhà Lôi Gia, bên trong 2 Lôi gia có thờ Bát Bộ Kim Cang, phía sau chùa là khu vực bếp và nhà khách. Sân bên ngoài là nhà bia, nhà chuông… với kiến trúc mang đậm nét cổ xưa.
– Điện Đại Giác (Điện Đại Hùng)
Sau đợt trùng tu năm 1953, điện Đại Giác được đổi tên thành điện Đại Hùng. Chánh điện được xây dựng từ các vật liệu như gạch vồ, đá, lớp ngói liệt. Bên trái của điện có biển đề Đại Giác Điện, bên phải treo Đại Nguyên Các làm bằng đồng.
Ở giữa cửa chính điện chùa Diệu Đế Huế treo bức hoành phi “Diệu Đế quốc tự”. Hai bên phía hồi tiền sảnh điện có để các Thập Bát La Hán làm bằng đất với nhiều tâm trạng khác nhau.
Chính điện được chống đỡ bằng 4 cột trụ bê tông chắc chắn. Nếu đi từ bên trái vào, bạn sẽ thấy trú xứ của trụ trì chùa Diệu Đế Huế. Bên phải là trú xứ của các học tăng và chư tăng.
Đi sâu vào bên trong điện sẽ là bàn thờ Tổ, ở giữa là tượng Tam Thế Phật, xung quanh là tượng Ca Diếp, A nan, Di Lặc… và một số Thánh Phật khác. Bên cạnh là khám thờ vua Thiệu Trị cùng một vài hoàng tử, công chúa.
– Chuông chùa Diệu Đế
Ở chùa Diệu Đế Huế có 2 quả chuông lớn được gọi là đại hồng chung. Một quả đặt ở Chung đình và quả còn lại đặt ở lầu chông, bên trái điện Đại Hùng.
Theo sử sách ghi lại, quả đại hồng chung thứ nhất tạo ra do vua Thiệu Trị chủ trì. Việc đúc chuông được kéo dài khoảng 2 tháng. Sau khi hoàn thành, vua đã cho thiết đại trai đàn 7 ngày đêm để cầu siêu, khai chuông, cầu quốc thái dân an.
Điểm đặc biệt của quả đại hồng chung này là có hoa văn trang trí độc đáo cùng bài minh chung đặc sắc, hội tụ hết các yếu tố tam giáo trong đó.
Quả đại hồng chùng thứ 2 được đúc vào năm 1864, tức năm Thiệu Trị thứ 6. Quả này được dùng để đánh vào mỗi sáng sớm hoặc trong các ngày Phật giáo lớn.
– Tranh Long Vân Khế Hội
Bước vào điện Đại Hùng chùa Diệu Đế Huế, ngẩng đầu nhìn lên, bạn sẽ thấy bức tranh “Long Vân khế hội” vô cùng đặc sắc, được công nhận là bức vẽ trên trần chính điện lớn nhất vào năm 2008.
Bức vẽ này có chiều dài tầm 10 mét và chiều rộng khoảng 11 mét, được vẽ từ sơn gốc nước. Đây là loại sơn có độ kết dính rất cao, độ bền khá tốt ngay cả trong điều kiện ẩm mốc, thời tiết khắc nghiệt.
“Long Vân khế hội” gồm 5 đầu con rồng ẩn hiện trong mây trên tầng điện, 4 con rồng khác toạ lạc ở 4 cột đình. Những con rồng này đều có thân hình uốn lượn độc đáo.
Đầu rồng tròn, to, mắt to miệng lớn, mũi nở, răng cửa nhọn, thân mình dài với cơ bắp linh hoạt. Vảy rồng có nhiều màu, đuôi rồng có tua lượn sóng và móng vuốt sắc.
Những tầng mây vây quanh rồng cũng được vẽ bằng nhiều mảng màu đậm nhạt khác nhau, mang đến sự hài hoà. 5 con rồng đại diện cho sự vững chãi hoà hợp với thiên nhiên. 4 đầu rồng đại diện cho sự bền vững, viên mãn và tốt đẹp.
Bức tranh có 9 con rồng, mang ý nghĩa là bền vững, trường tồn. Số 9 còn tượng trưng cho sự hưng thịnh, sinh sôi.
Điểm nhấn đặc biệt chính là móng rồng. Rồng 5 móng biểu tượng cho hoàng đế, rồng 4 móng biểu tượng cho người hoàng tộc và rồng 3 móng đại diện cho các quan viên. Bức tranh có 8 con rồng có bộ 5 móng và 1 con bộ 4 móng.
– Văn Bia
Chùa Diệu Đế Huế có một tấm văn bia bằng đá đặt ở trong Bi đình. Văn bia được xây dựng vào năm 1846, cùng thời điểm với việc đúc chuông đại hồng chung của chùa.
Tấm văn bia này có chiều cao khoảng 1,9m, chiều rộng 1.07m, đặt ở bệ cao 0.65m. Văn bia được khắc với nội dung chính nói về việc xây chùa, khuyến giáo, làm tượng và 7 bài thơ thất ngôn bát cú của vua Thiệu Trị.
>> Đọc thêm bài: Điện Hòn Chén Huế – Điểm đến của những lễ hội đặc sắc
Tham quan chùa Diệu Đế Huế nên ăn món gì ngon?
Xung quanh chùa Diệu Đế có rất nhiều quán bán đồ ăn ngon, các món đặc sản Huế. Vì thế, sau khi tham quan chùa bạn có thể tranh thủ làm một chuyến foodtour ở đây.
+ Các món bánh Huế
Huế nổi tiếng với các món bánh Huế đặc sắc như: bánh bèo, bánh nậm, bánh lọc. Những món bánh này không còn quá xa lạ với khách du lịch và luôn nằm trong danh sách những món ăn được yêu thích khi đến Huế.
Gần chùa Diệu Đế Huế có nhiều địa chỉ bán các loại bánh Huế ngon. Tuy nhiên, bạn có thể ghé đến quán bà Đỏ (8 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm) hay quán Huế Xưa (1 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm).
Hai quán ăn này đều có không gian thoáng đãng, mát mẻ, sạch sẽ. Menu đa dạng các món bánh nậm, bánh bèo, bánh lọc chất lượng cùng nước chấm thơm ngon.
+ Bún bò Huế
Bún bò Huế là một món ăn ngon của xứ Huế và được bày bán ở khắp mọi nơi. Món này là sự kết hợp giữa sợi bún mềm ngon cùng nước dùng đậm đà, kết hợp với topping như chả cua, thịt bò, tiết heo, giò heo…
Dạo vòng quanh chùa Diệu Đế Huế bạn có thể thưởng thức bún bò Huế ở các địa chỉ sau:
- Bò bò O Phụng chú Vọng – 12 đường Nguyễn Du, P. Phú Cát, Huế
- Bún bò O Tý – 5 đường Nguyễn Du, P. Phú Cát, Huế
- Bún bò O Bê – 90 đường Bạch Đằng, P. Phú Cát, Huế
- Bún bò Mệ Kéo – 20 đường Bạch Đằng, P. Phú Cát, Huế
+ Ăn vặt chợ Đông Ba
Nằm cách chùa Diệu Đế Huế khoảng 750 mét là chợ Đông Ba, một khu chợ sầm uất nổi tiếng xứ Huế. Tới đây vào buổi chiều, bạn có thể thưởng thức được vô số món ăn vặt ngon, hấp dẫn.
Chợ Đông Ba là thiên đường ẩm thực với các món bánh Huế đặc sắc: bánh giầy, bánh bột lọc, bánh pate chaud, bánh khoái… Bên cạnh đó bạn còn có thể làm ấm bụng bằng các món bún nghệ, bánh canh Nam Phổ, bún bò Huế, bún hến…
Nơi đây cũng là địa chỉ của những xâu thịt nướng được tẩm ướp thơm ngon, nhưng ly chè Huế mát rượi hay nhưng cây nem lụi thơm bùi ăn kèm rau sống, bánh tráng và nước chấm nồng đượm.
Gợi ý một số địa chỉ lưu trú gần chùa Diệu Đế Huế
Nếu muốn dành nhiều thời gian hơn để khám phá Huế và thưởng thức nhiều món ăn ngon thì tourhue.vn khuyên bạn nên đi tour Huế 2 ngày 1 đêm. Đừng lo lắng về vấn đề cho ở vì bạn dễ dàng tìm cho mình những địa chỉ lưu trú thuận tiện ngay trung tâm thành phố theo gợi ý dưới đây:
The Purple Hue – Charming Riverside Hotel
- Địa chỉ: Số 5/27 đường Nguyễn Sinh Cung, P. Vĩ Dạ, thành phố Huế
The Purple Hue – Charming Riverside Hotel là khách sạn toạ lạc bên bờ sông Hương thơ mộng, êm đềm, cách chùa Diệu Đế Huế khoảng 2,7km, gần cầu Trường Tiền, chợ Đông Ba Huế.
Với phong cách kiến trúc tinh tế, ấm cúng, khách sạn này mang đến cho du khách những trải nghiệm nghỉ dưỡng thoải mái. Du khách có thể lựa chọn nhiều hạng phòng khác nhau với đầy đủ tiện nghi sang trọng.
Saigon Morin hotel
- Địa chỉ: 30 đường Lê Lợi, P. Phú Hội, thành phố Huế
Đây là khách sạn 4 sao với phong cách mang đậm kiến trúc Pháp đi kèm các tiện nghi sang trọng, cao cấp. Saigon Morin cũng sở hữu vị trí đắc địa, cách chùa Diệu Đế Huế khoảng 2,4km nên rất thuận lợi cho du khách nghỉ ngơi, tham quan.
Khách sạn Saigon Morin có 180 phòng ngủ, đặc biệt phòng suite được biết có diện tích lớn nhất ở thành phố Huế. Các phòng ngủ được lát sàn gỗ, phòng tắm lát đá cẩm thạch. Ngoài ra còn có nhà hàng, phòng giải trí, phòng hội nghị…
White Lotus hotel
- Địa chỉ: 5 – 7 đường Hoàng Hoa Thám, P. Phú Hội, thành phố Huế
Nếu bạn đang tìm một khách sạn mang đến sự an toàn, giấc ngủ ngon thì hãy thử trải nghiệm White Lotus hotel. Đây là khách sạn có tiêu chuẩn 4 sao toạ lạc ở vị trí đắc địa ngay trung tâm thành phố Huế, cách chùa Diệu Đế Huế tầm 7 phút đi xe.
White Lotus hotel có 83 phòng ngủ đẹp, đầy đủ tiện nghi với nhiều hạng phòng để du khách chọn lựa. Nơi đây còn cung cấp các dịch vụ nhà hàng, quán bar, tiệc cưới, tour du lịch, thu đổi ngoại tệ…
>> Đọc thêm: Review top 20 khách sạn 3 sao Huế giá rẻ, chất lượng
Gần chùa Diệu Đế Huế có địa điểm du lịch tâm linh nào?
Nếu bạn đang tìm kiếm điểm đến cho chuyến du lịch Huế 1 ngày thì đừng bên bỏ túi những địa điểm hấp dẫn dưới đây. Tourhue.vn sẽ tổng hợp 4 địa chỉ du lịch tâm linh cực hấp dẫn gần chùa Diệu Đế để bạn tham khảo.
1. Chùa Thiên Mụ Huế
- Địa chỉ: Nguyễn Phúc Nguyên, P. Hương Long, Huế
Nép mình bên dòng Hương Giang thơ mộng, cách chùa Diệu Đế Huế gần 6km là chùa Thiên Mụ với dấu ấn lịch sử hơn 400 năm. Bao quanh chùa Thiên Mụ là cảnh quan thiên nhiên vô cùng tươi đẹp, trữ tình.
Tham quan chùa Thiên Mụ Huế, bạn sẽ được chiêm ngưỡng nhiều công trình kiến trúc ấn tượng như: cổng Tam Quan, đền Đại Hùng, tháp Phước Duyên, điện Địa Tạng… Đây cũng là địa điểm tâm linh linh thiêng chào đón du khách thập phương đến chiêm bái, cầu an.
2. Chùa Từ Hiếu Huế
- Địa chỉ: Thôn Dương Xuân Thượng 3, P. Thuỷ Xuân, Huế
Đi xa hơn một chút, cách chùa Diệu Đế Huế khoảng 6km là chùa Từ Hiếu. Một ngôi chùa Huế sở hữu khung cảnh thiên nhiên vô cùng nên thơ, trữ tình. Tới đây, bạn sẽ được hít thở bầu không khí trong lành, mát mẻ với rất nhiều cây xanh bao quanh.
Ngôi chùa nằm ẩn sâu trong một khu rừng thông rộng lớn và mang những nét kiến trúc ấn tượng của thời phong kiến. Đây cũng là ngôi chùa mà thiền sư Thích Nhất Hạnh đã từng an dưỡng một thời gian dài.
3. Chùa Báo Quốc Huế
- Địa chỉ: 17 đường Bảo Quốc, P. Đúc, Huế
Tọa lạc trên đồi Hàm Long, chùa Báo Quốc là một trong những ngôi cổ tự linh thiêng ở xứ Huế. Chùa được xây dựng vào thế kỷ 19 dưới đời vua Nguyễn Phúc Tần, mang trong mình vẻ trầm mặc, cổ xưa.
Sở hữu khuôn viên rộng 2 hecta, chùa Báo Quốc còn là nơi mang đến nhiều công trình đặc sắc cùng câu chuyện bí ẩn về giếng cấm Hàm Long. Ngôi chùa này cách chùa Diệu Đế Huế tầm 3,4km.
4. Chùa Từ Đàm Huế
- Địa chỉ: 1 Liễu Sư Quán, P. Trường An, Huế
Chùa Từ Đàm Huế được xây dựng từ năm 1600 và sở hữu không gian thoáng đãng, rộng rãi, nhiều cây xanh. Giống như chùa Diệu Đế Huế, chùa Từ Đàm là một ngôi chùa cổ có sự đóng góp đặc biệt dành cho nền Phật giáo nước nhà.
Tới thăm chùa, bạn sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng kiến trúc chùa và check in với cây bồ đề hàng trăm năm tuổi. Ngoài ra, chùa Từ Đàm cũng là nơi các chư tăng Phật tử đến sinh hoạt, học tập và tham gia các lễ hội Phật giáo.
>> Xem thêm: Khám phá chốn linh thiêng Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã Huế
Tham quan chùa Diệu Đế nên chú ý điều gì?
Nếu bạn đang có dự định đến tham quan chùa Diệu Đế thì hãy lưu lại một số điều quan trọng sau đây. Những lưu ý này sẽ giúp cho chuyến đi của bạn thuận lợi, trọn vẹn hơn.
- Chùa Diệu Đế Huế là nơi linh thiêng, tôn nghiêm vì thế bạn đến chùa nên ăn mặc kín đáo, lịch sự. Hạn chế không mặc các bộ quần áo phản cảm, sát nách, hở hang, quá ngắn đến chùa.
- Không cười đùa, nói to, chạy nhảy ồn ào gây ảnh hưởng đến không gian chùa và các du khách khác.
- Không tự ý lấy đồ hoặc sử dụng những đồ dùng của chùa mà chưa được cho phép.
- Không xả rác lung tung, không hái hoa, bẻ cành để bảo vệ mỹ quan của chùa.
Trải qua nhiều biến động thời gian, chùa Diệu Đế Huế vẫn trầm lặng nép mình bên dòng sông Đông Ba xanh mát. Sự hoành tráng của ngôi quốc tự thời Nguyễn đã mai một đi nhiều nhưng nơi đây vẫn lưu giữ lại được nhiều giá trị lịch sử quý giá. Nếu có dịp đến Huế, bạn hãy đến ngôi chùa này và cảm nhận không khí linh thiêng, cổ kính nơi ở đây nhé.
Hằng Min – tourhue.vn