Giữa lòng cố đô, có một ngôi chùa với kiến trúc “xứ Chùa Vàng”, đó chính là chùa Thiền Lâm Huế. Tại vùng đất mang đậm dấu ấn truyền thống Việt thì thiết kế của ngôi chùa này trở nên nổi bật và để lại ấn tượng sâu sắc. Hãy cùng tourhue.vn khám phá thêm về ngôi chùa độc đáo này trong bài viết chi tiết sau nhé.
Tổng quan về chùa Thiền Lâm Huế
Chùa Thiền Lâm là một ngôi chùa cổ kính thuộc phái Nam Tông. Với kiến trúc nổi bật, ngôi chùa này đã trở thành điểm đến nổi tiếng bậc nhất thu hút rất đông khách du lịch Huế đến tham quan, check in.
+ Địa chỉ chùa Thiền Lâm Huế
Chùa Thiền Lâm còn được gọi bằng cái tên khác là chùa Phật Đứng Phật Nằm.Chùa nằm ở đường Lê Ngô Cát, ngay trên đồi Quảng Tế, thuộc phường Thuỷ Xuân, Huế. Cách Đại Nội Huế tầm 4 kilomet.
Ngôi chùa này còn được khách du lịch ưu ái bằng nhiều tên gọi khác nhau là: “xứ chùa Vàng giữa lòng cố đô” hay “Thái Lan trên đất Huế”. Du khách có thể tới đây tham quan chùa miễn phí vào khung giờ từ 5 giờ 30 đến 19 giờ hàng ngày.
+ Lịch sử của chùa Thiền Lâm Thừa Thiên Huế
Cố đô Huế nổi tiếng với rất nhiều ngôi chùa cổ kính như chùa Thiên Mụ Huế, chùa Từ Lâm, chùa Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã… Mỗi ngôi chùa đều mang trong mình nhiều “dấu vết” lịch sử thăng trầm và chùa Thiền Lâm ở Huế cũng như thế.
Tính đến thời điểm hiện tại, chùa Thiền Lâm đã có lịch sử gần 60 năm. Trước đây, chùa chỉ là một cốc lá nhỏ, đơn sơ nằm giữa rừng. Đây là nơi Hoà thượng Hộ Nhẫn vẫn thu thiền hàng ngày.
Đến năm 1966, chùa Thiền Lâm đã được người dân địa phương, các Phật tử ở khắp nơi quyên góp để xây dựng. Dưới thời Hoà thượng Hộ Nhẫn làm trụ trì chùa Thiền Lâm Huế, ngôi chùa đã được tu sửa nhiều lần.
Năm 2014, ngôi chùa được đại tu thêm một lần nữa và trở nên khang trang hơn. Về sau, chùa Thiền Lâm đã trở thành địa điểm tâm linh nổi tiếng để du khách đến tham quan, chiêm bái, cầu an.
Hướng dẫn đường đi đến chùa Thiền Lâm Huế
Chùa Thiền Lâm nằm cách trung tâm thành phố Huế chỉ khoảng 5km. Việc di chuyển lên đây cũng khá tiện lợi, dễ dàng dù bạn tới lần đầu. Bạn bật google map để đi hoặc theo hướng dẫn đường đi dưới đây để tới chùa.
Đường đi lên chùa
Từ trung tâm thành phố, muốn đi đến chùa Thiền Lâm Huế địa chỉ, bạn đi ra đường Hùng Vương, sau đó bạn sẽ sang đường Nguyễn Huệ. Cuối đường, thì tiếp tục rẽ trái rồi đi thẳng cung đường Điện Biên Phủ.
Tiếp theo, bạn rẽ phải vào đường Thanh Hải, cứ tiếp tục chạy thẳng sẽ nhìn thấy tượng Phật đứng khổng lồ từ xa. Cuối cùng, bạn rẽ trái thì sẽ tới chùa Thiền Lâm.
Phương tiện tới chùa
Để đi đến chùa Thiền Lâm một cách thuận lợi, bạn có thể sử dụng một trong các loại phương tiện giao thông sau:
- Xe ô tô: Bạn có thể đi xe ô tô cá nhân hoặc thuê ô tô tự lái ở trung tâm Huế rồi đi đến chùa. Phương tiện này phù hợp cho gia đình đông người, có người già hoặc trẻ nhỏ.
- Xe taxi: Loại xe này rất phổ biến ở Huế và bạn có thể gọi xe qua tổng đài hoặc book xe ngay dưới đường khách sạn bạn ở. Giá thuê xe taxi đến chùa Thiền Lâm Huế sẽ khá đắt, tuy nhiên nếu đi đông thì chia ra cũng sẽ khá rẻ.
- Xe máy: Đây là phương tiện phù hợp với những ai thích đi “phượt”, thử thách tay lái. Bạn có thể thuê xe máy giá chỉ từ 120k – 150k/ngày và khám phá mọi cảnh quan trên đường lên chùa Thiền Lâm.
>> Gợi ý bài viết: Thuê xe máy Huế list 15 địa điểm cho thuê uy tín giao tận nơi
Nên tham quan chùa Thiền Lâm Huế vào thời gian nào?
Chùa Thiền Lâm thuộc thành phố Huế, Thừa Thiên Huế – một tỉnh miền Trung Việt Nam. Do đó sẽ ảnh hưởng khí hậu với hai mùa mưa và nắng.
Nếu bạn muốn tham quan chùa Thiền Lâm Huế thì tốt nhất là nên đi vào mùa nắng (mùa khô). Thời gian lý tưởng nhất là từ tháng 3 đến tháng 8 hàng năm.
Vào lúc này, thời tiết ở Huế tạnh ráo, không bị ảnh hưởng của mưa gió nên trời quang mây, nắng nhiều. Thích hợp để du khách tham quan mọi địa điểm cũng như chụp hình “sống ảo”.
Bạn có thể đến chùa vào sáng sớm để tận hưởng bầu không khí thiên nhiên trong lành. Buổi sáng cũng thuận tiện để check in ở nhiều điểm ngoài trời vì không nắng quá gắt.
Nên hạn chế đi đến chùa Thiền Lâm vào thời điểm mưa nhiều hoặc những ngày đông rét. Vì lúc này tiết trời âm u, ảm đạm việc đi lại sẽ khá khó khăn và cũng không thuận tiện cho việc chụp ảnh, tham quan chùa.
Đặc điểm kiến trúc nổi bật của chùa Thiền Lâm Huế
Chùa Thiền Lâm thuộc phái Nam Tông, vì thế kiến trúc của chùa cũng trở nên độc đáo, khác lạ so hơn các ngôi chùa khác ở cố đô. Hãy xem ngôi chùa này có thiết kế gì đặc biệt nhé.
– Cổng vào chùa Thiền Lâm ở Huế
Bước đến cổng chùa, bạn sẽ bị thu hút bởi chiếc cổng vào có kiến trúc vô cùng đặc biệt. Tone màu vàng chủ đạo đan xen sắc đỏ rực rỡ khiến cánh cổng trở nên ấn tượng hơn.
Toàn bộ cổng chùa Thiền Lâm Huế được chạm trổ bằng rất nhiều chi tiết tinh xảo. Ngay sau lưng cổng chính là lối vào chùa với hai hàng cây nằm dọc hai bên xanh mướt toả bóng mát ngay lối đi được bài trí đầy ấn tượng.
Tấm biển “Chùa Thiền Lâm” được in hoa chữ lớn với màu vàng đẹp mắt. Cảm giác như chỉ cần bước qua cánh cổng chùa, bạn sẽ được bước vào cõi thiền về với sự an yên và tĩnh lặng.
– Khu vực sân ngoài của chùa
Bước vào khu vực sân ngoài, bạn sẽ nhìn thấy 2 bức tượng Phật với tư thế đứng, nằm khác nhau nổi bật trên đỉnh đồi Quảng Tế. Nhìn dáng vẻ tự tại của tượng Phật khiến du khách quên hết mọi buồn phiền, mệt mỏi trong cuộc sống.
Lối vào khuôn viên chùa Thiền Lâm Huế có các tầng cấp được sơn màu vàng bắt mắt. Đây được xem là background lý tưởng dành cho các bạn trẻ muốn có hình “sống ảo” đậm chất Thái Lan giữa kinh đô Huế.
Bên trái khuôn viên là tượng Phật Thích Ca tọa thiền với sự bảo hộ của Đức Thế Tôn và xà Vương. Bên trái là khu vườn ngự uyển với cây xanh tươi mát, nơi có hoàng hậu Ma Giai và các tỳ nữ.
Ngoài ra, ở khu vườn của sân ngoài còn có tượng thầy trò Đường Tăng đi thỉnh kinh. Mỗi bức tượng được làm sinh động tăng thêm vẻ mỹ quan cho cảnh quan chùa.
– Khu vực sân trong của chùa
Bước vào khu vực sân trong của chùa Thiền Lâm Huế, bạn sẽ thấy rất nhiều pho tượng về Phật Thích Ca. Nổi bật trong số đó là bức tượng cao 1,6 mét đang ngồi tọa thiền trên bảo tọa cao 2 mét.
Nhìn sang bên trái sân, bạn sẽ thấy tượng Hòa thượng Hộ Nhẫn được làm từ sáp giống hệt người thật. Ngoài ra, bên trong chùa còn có chuông đại hồng chung nặng đến 700 kilogam.
– Tòa bảo tháp hình chuông úp ngược
Đi sâu vào bên trong chùa, bạn sẽ càng được chiêm ngưỡng nhiều pho tượng được thiết kế nằm rải rác quanh khuôn viên. Tuy nhiên, nét ấn tượng làm nên tên tuổi chùa Thiền Lâm Huế phải kể đến tòa bảo tháp Miến Điện.
Tòa tháp này có hình chiếc chuông úp ngược, cao 15m với phần thân dưới màu trắng và phần trên sơn màu vàng. Toà tháp này được mô phỏng theo kiểu chùa Sirimagala của Myanmar và những ngôi chùa dát vàng ở Thái Lan.
Phần đỉnh tháp cao vút, được trang trí bằng các hoa văn, phù điêu tinh tế, giản dị. Xung quanh bảo tháp còn có 4 bức tượng sư tử nhìn về 4 hướng khác nhau.
Tòa bảo tháp được chia làm 2 phần, gồm: phần bên dưới là chánh điện và bên trên là tôn thờ Xá Lợi Phật Thích Ca và các chư Thánh Tăng.
Không gian chánh điện trang nghiêm, yên tĩnh. Kèm theo đó là các bức tranh kể về cuộc đời của Đức Phật từ lúc sinh ra đến lúc nhập niết bàn. Sau lưng chánh điện là phòng thiền thất và phòng khách.
Với kiến trúc chuông úp ngược độc đáo, bảo tháp Miến Điện là địa điểm check in “siêu chất” được du khách vô cùng tâm đắc. Đến đây, bạn sẽ sưu tầm được vô số bộ ảnh độc đáo, mới lạ.
>> Gợi ý: Khám phá “quốc tự” chùa Diệu Đế Huế có gì đặc sắc?
Du lịch chùa Thiền Lâm Huế, du khách có trải nghiệm gì?
Không chỉ mang lại kiến trúc thiết kế độc đáo, mãn nhãn, chùa Thiền Lâm còn là nơi mang đến nhiều trải nghiệm quý giá. Đến chùa,
+ Hoà mình vào không gian yên tĩnh, thanh tịnh
Tọa lạc tại vị trí đẹp, xung quanh chùa Thiền Lâm Huế còn có nhiều cây cao bóng cả che mát. Do đó, chỉ cần bước chân vào chùa là bạn đã cảm thấy bầu không khí trong lành khoan khoái.
Mặc dù sở hữu thiết kế khác lạ nhưng chất thiền và màu sắc tâm linh vẫn thể hiện rõ trong không gian, kiến trúc chùa. Tới đây, du khách sẽ được tận hưởng sự thanh tịnh, yên bình, xua tan đi những mệt mỏi thường nhật.
+ Chiêm ngưỡng Phật Đứng Phật Nằm
Hoà thượng Hộ Nhẫn đã cho xây dựng tại chùa Thiền Lâm Huế 2 bức tượng Phật lớn là Phật Đứng và Phật Nằm. Hai bức tượng với thiết kế độc đáo mang đến sự kinh ngạc, thích thú cho du khách ghé thăm.
Tượng Phật Nằm là Thế Tôn Niết Bàn màu trắng, dài khoảng 8 mét với phong thái ung dung, an lạc, khoan thai. Còn tượng Phật Đứng là “Thế Tôn khất thực” màu vàng, cao 8 mét trên tay cầm bát khất thực.
+ Check in sống ảo tại chùa
Với kiến trúc tuyệt đẹp, chùa Thiền Lâm Huế không chỉ là nơi du khách vãn cảnh, tham quan mà còn là điểm check in lý tưởng.
Bạn có thể “sống ảo” với cổng chùa có màu đỏ vàng hút mắt, các bậc thang dẫn lối vào chùa. Ngoài ra đừng quên chụp hình với tòa bảo tháp Miến Điện bắt mắt.
Mỗi góc của chùa Thiền Lâm đều có thể giúp các bạn cho ra nhiều bức hình đẹp. Chỉ cần giơ máy lên, tạo dáng là bạn đã có ngay các bức ảnh “nghìn like” rồi đấy.
+ Chiêm bái cầu bình an và trò chuyện với các Sư thầy
Chùa Thiền Lâm Huế là điểm đến tâm linh dành cho du khách và các Phật tử. Mọi người có thể tới đây chiêm bái, cúng dường, cầu bình an và những điều phước lành, gặp may cho gia đình, bản thân.
Bên cạnh đó, nếu may mắn, bạn có thể được gặp các Sư thầy khi họ không bận rộn. lúc này, bạn sẽ được thưởng thức trà, ngồi nghe các Sư thầy trò chuyện, giảng Phật cũng rất thú vị.
>> Gợi ý thêm bài viết: TOUR HUẾ 1 NGÀY TỪ ĐÀ NẴNG
Du lịch chùa Thiền Lâm Huế nên ăn quán nào ngon?
Du lịch đến chùa Thiền Lâm, ngoài tham quan, vãn cảnh, bạn cũng có thể làm “ấm bụng” bằng nhiều món ăn ngon. Dưới đây, tourhue.vn sẽ gợi ý cho bạn một số quán ngon gần chùa để bạn tiện đến thưởng thức.
Bánh xèo O Mai
- Địa chỉ: 2 đường Cao Đình Độ, P. Trường An, Huế
- Giờ hoạt động: 9h – 22h
- Giá bán: 12.000đ – 25.000đ
Từ chùa Thiền Lâm Huế đi lại khoảng 1,3km theo đường Ngự Bình, bạn sẽ gặp quán bánh xèo O Mai. Đây là một quán bình dân nhưng không gian sạch sẽ, thoáng mát.
Đặc sản của quán là món bánh xèo đầm Chuồn nức tiếng thơm ngon. Bạn có thể thưởng thức bánh xèo cá dìa, bánh xèo cá kình. Ngoài ra còn có bánh xèo tôm, bánh xèo thịt hay bánh xèo mực nữa.
Ốc Minh Nghĩa
- Địa chỉ: 253 đường Phan Bội Châu, P. Trường An, Huế
- Giờ hoạt động: 12h – 22h
- Giá bán: 20.000đ – 50.000đ
Nếu bạn là tín đồ của ốc và gia vị cay thì hãy đến ngay quán ốc Minh Nghĩa ở đường Phan Bội Châu, cách chùa Thiền Lâm Huế 2,2km. Đây là một trong những quán ốc ngon và lâu đời bậc nhất ở cố đô.
Quán này chuyên về 2 loại ốc chính là ốc hút và ốc bươu, ngoài ra còn có cà na, hến, nghêu, sò mía… Không quan bình dân nhưng có diện tích vỉa hè rộng nên khá thoáng đãng.
Nhà hàng Nam Giao Hoài Cổ
- Địa chỉ: 321 Điện Biên Phủ, P. Trường An, Huế
- Giờ hoạt động: 6h – 22h
Nhà hàng Nam Giao Hoài Cổ là sự kết hợp giữa nhà hàng và quán cafe. Quán được thiết kế theo phong cách nhà rường mát mẻ, yên tĩnh. Đi kèm các món ăn ngon, thực đơn còn có nhiều bánh ngọt hấp dẫn.
Không gian quán gợi lên chút hoài cổ, xung quanh là cây cối xanh tươi và tiếng nước chảy róc rách trên hòn bộ. Đây là điểm dừng chân lý tưởng sau khi bạn tham quan lăng tẩm, chùa Thiền Lâm Huế.
Bánh bèo bánh nậm bánh lọc Nani
- Địa chỉ: 83 Lê Ngô Cát, P. Thuỷ Xuân, Huế
- Giờ hoạt động: 7h – 22h
Nani quán là một quán bánh bình dân, thoáng mát tọa lạc ở đường Lê Ngô Cát. Nếu bạn đi chùa Thiền Lâm Huế có thể ghé qua đây thưởng thức vì chỉ cách chùa khoảng 450m thôi.
Quán chuyên bán các món bánh bèo, bánh lọc, bánh nậm đặc sản Huế. Giá cả của quán cũng rất bình dân nên có đông thực khách ghé đến ăn mỗi ngày.
Gợi ý một số địa chỉ lưu trú gần chùa Thiền Lâm Huế
Du lịch Huế nếu muốn tham quan nhiều địa điểm thì bạn nên chọn tour Huế 2 ngày 1 đêm để thoải mái thời gian. Huế cũng có nhiều địa chỉ lưu trú giá tốt mà bạn có thể tham khảo.
– Win hotel – view đồi núi
- Địa chỉ: 70 đường Lê Ngô Cát, Thôn Dương Xuân Hạ, P. Thuỷ Xuân, Huế
Win hotel toạ lạc tại thôn Dương Xuân Hạ, cách chùa Thiền Lâm Huế 450 mét, cách lăng Tự Đức 17 phút đi bộ. Khách sạn Win có nhiều kiểu phòng với cách bài trí đa dạng, bắt mắt.
Đặc biệt, phòng ngủ của Win có view hướng về đồi núi, giúp du khách hoà mình vào thiên nhiên trong lành. Khahs sạn có dịch vụ đưa đón sân bay miễn phí dành cho du khách.
– The Hue homestay
- Địa chỉ: 44 đường Lê Ngô Cát, thôn Dương Xuân Hạ, P. Thuỷ Xuân, Huế
Sở hữu không gian xanh mát, bài trí gọn gàng, sạch đẹp, The Hue homestay được rất nhiều du khách tìm đến nghỉ ngơi. Nơi đây chỉ cách chùa Thiền Lâm Huế khoảng 900m nên cũng rất thuận lợi đi lại.
Phòng ngủ homestay được thiết kế thoáng, có điều hoà, có ban công nhìn ra khu vườn. Chủ homestay cũng rất dễ thương và nhà nghỉ có chỗ để xe miễn phí an toàn cho du khách.
– Pinehill Tu Hieu Homestay Meditation
- Địa chỉ: 72C đường Lê Ngô Cát, P. Thuỷ Xuân, Huế
Pinehill Tu Hieu Homestay Meditation là một khu biệt thự sân vườn cực kỳ rộng rãi và thoáng đãng. Các căn phòng được thiết kế với view hướng ra sân vườn, có cửa sổ đón ánh nắng và gió tự nhiên.
Phong cách bài trí đơn giản nhưng mang đến sự ấm cúng với nhiều hạng phòng khác nhau để du khách lựa chọn. Đặc biệt ở đây có chỗ để xe máy, xe ô tô rất rộng rãi và an toàn.
>> Xem thêm bài viết: Top 20 khách sạn 2 sao Huế gần trung tâm giá rẻ, tiện nghi
Gợi ý các điểm tham quan gần chùa Thiền Lâm Huế có thể kết hợp
Đến Huế, bạn có thể thăm thú rất nhiều địa điểm tâm linh, danh thắng nổi tiếng. Nếu có thời gian dư dả, bạn hãy ghé tới một trong các địa điểm dưới đây gần chùa Thiền Lâm để tham quan nhé.
+ Chùa Từ Hiếu
Ngoài chùa Huyền Không Sơn Thượng, chùa Thiền Lâm Huế, thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã thì chùa Từ Hiếu cũng là một điểm đến hấp dẫn. Nơi đây, du khách có thể tận hưởng cảm giác yên bình, thanh tịnh và ngắm cảnh quan thơ mộng.
Ghé thăm chùa, bạn sẽ được chiêm ngưỡng kiến trúc ấn tượng từ thế kỷ XIX. Khuôn viên chùa cũng được bao bọc bởi rừng thông cao vút, cây cối xanh tươi và hồ nước trong veo, thư giãn.
+ Nhà thờ Phủ Cam
Nhà thờ chính toà Phủ Cam là địa điểm nổi tiếng ở cố đô có tuổi đời gần 400 năm. Nhà thờ Phủ Cam sở hữu kiến trúc phương Tây cổ kính, trang nghiêm và rất được nhiều bạn trẻ yêu thích tìm đến.
Tại nhà thờ chánh toà Phủ Cam, bạn sẽ được chiêm ngưỡng tổng thể công trình với kết cấu vững chắc. Ngoài ra, tới đây, bạn còn có thể check in “sống ảo” với background nhà thờ tuyệt đẹp.
+ Chùa Từ Đàm Huế
Trên đường đi đến chùa Thiền Lâm Huế, bạn có thể ghé qua chùa Từ Đàm. Đây là ngôi chùa Huế linh thiêng có sự đóng góp rất lớn cho nền Phật giáo của Việt Nam.
Hằng năm, chùa Từ Đàm cũng có nhiều lễ hội lớn được tổ chức và có rất đông Phật tử, khách thập phương kéo đến. Tới chùa, bạn nhớ check in với cây bồ đề hàng trăm năm tuổi nằm trong sân chùa nhé.
+ Đàn Nam Giao Huế
Nằm trong quần thể di tích cố đô, Đàn Nam Giao Huế là công trình mang kiến trúc độc đáo gắn liền với triều đại nhà Nguyễn. Đàn Nam Giao cách chùa Thiền Lâm Huế chỉ khoảng 1,2km thôi nên bạn cũng có thể ghé qua đây chiêm ngưỡng và chụp hình.
Nơi đây đã diễn ra rất nhiều lễ tế Trời Đất của các đời vị vua Nguyễn xưa. Đàn Nam Giao được bao bọc bởi những hàng thông xanh mướt mang đến không gian mát mẻ, thanh bình cho mọi du khách ghé thăm.
>> Xem thêm: Khám phá lăng Khải Định Huế – Tinh hoa kiến trúc Đông Tây
Đi chùa Thiền Lâm Huế nên lưu ý những điều gì?
Chùa Thiền Lâm mỗi năm đều đón hàng trăm lượt du khách, Phật tử ghé thăm, chiêm bái. Để hành trình tham quan chùa được thuận lợi, trọn vẹn, bạn hãy lưu lại những kinh nghiệm bổ ích sau đây:
- Đây là địa điểm tâm linh vì thế hãy chú ý cách ăn mặc. Bạn nên lựa chọn các trang phục kín đáo, lịch sự, không hở hang, phản cảm.
- Luôn giữ ý thức đi nhẹ nhàng, không đùa giỡn ồn ào khi tham quan chùa gây ảnh hưởng đến các Sư thầy, Phật tử và khách tham quan.
- Nếu muốn cúng dường, bạn nên cầu nguyện rồi bỏ vào thùng phước sương đặt ở trong chánh điện.
- Chùa Thiền Lâm Huế có thiết kế độc đáo và cảnh sắc sinh động, vì thế hãy chuẩn bị các trang phục phù hợp để check in. Gợi ý là các bạn có thể chọn áo dài hoặc trang phục truyền thống Thái Lan sẽ phù hợp với nhiều góc chụp tại chùa.
- Nếu may mắn, bạn còn có thể trò chuyện, đàm đạo, thiền trà cũng như lắng nghe các sư thầy giảng các câu chuyện ý nghĩa về cuộc đời.
- Tại chùa có khu nhà dành cho khách, nếu bạn đi xa đến đây thì có thể xin phép đến khu vực này để nghỉ ngơi.
- Luôn giữ gìn vệ sinh chung để bảo vệ cảnh quan chùa luôn đẹp. Không tự ý phá hoại các cảnh quan của chùa như cây cối, hoa lá, tượng…
Chùa Thiền Lâm Huế là nơi sở hữu các công trình kiến trúc độc đáo, đồng thời cũng là nơi tâm linh để các Phật tử thu hành. Du khách đến đây có thể thanh tịnh tâm hồn và gột bỏ mọi ưu phiền cuộc sống. Vì thế, bạn hãy sắp xếp lịch trình và ghé chùa Thiền Lâm một lần khi tới du lịch cố đô Huế nhé.
Hằng Min – tourhue.vn