Khám phá cung An Định Huế hơn 100 năm tuổi có gì hấp dẫn?

Huế từng là kinh đô của triều đình nhà Nguyễn, vì thế không ngạc nhiên khi vùng đất này có nhiều cung điện quy mô, tầm cỡ. Cung An Định Huế là một trong số đó. Không chỉ là nơi ở của hai vị vua một thời, công trình còn nổi bật với nét kiến trúc cổ kính, ấn tượng. Cùng theo chân tourhue.vn khám phá cung điện này nhé!

cung An Định Huế
Đến Huế, bạn nhất định phải dành thời gian tham quan cung An Định

Thuyết minh cung An Định Huế và một số thông tin cần biết

Tính đến nay, cung An Định đã có tuổi đời hàng trăm năm. Tuy vậy vẫn giữ được nét kiến trúc độc đáo với những giá trị lịch sử khiến du khách trầm trồ. Trở thành điểm tham quan nổi tiếng tại Huế.

Cung An Định là gì?

Cung An Định Huế là công trình kiến trúc nghệ thuật của của triều đại nhà Nguyễn. Nói đúng hơn đây là một lâu đài hoa lệ và bề thế. 

cung An Định Huế
Cung An Định – cung điện riêng của vua Khải Định

Trước kia đây là cung điện riêng của vua Khải Định từ khi còn là thái tử đến khi lên ngôi.  Sau này, vua Bảo Đại kế thừa và là nơi sinh sống chính cùng hoàng hậu và các thái tử cho đến khi thoái vị.

Địa chỉ cung An Định Huế

Là một cung điện đóng vai trò quan trọng đối với các vua chúa. Vì thế, vị trí được chọn để xây dựng cũng phải đắc địa, ngay bên bờ sông An Cựu, quay mặt về hướng Nam. 

cung An Định Huế
Cung điện này nằm trên bờ sông An Cựu

Cung An Định có địa chỉ tại số 97 Phan Đình Phùng, phường Phú Nhuận, thành phố Huế. Tuy thuộc quần thể cố đô nhưng nhưng vị trí của công trình này nằm ngoài kinh thành, cách kinh thành Huế khoảng 2,8km. 

Cung An Định được xây dựng vào năm nào?

Cung An Định Huế được cho xây dựng từ năm 1917. Đến nay đã được hơn 100 năm nhưng cung không chỉ lưu giữ vẹn các di vật, kỷ vật và những giai đoạn lịch sử của hai vị vua triều Nguyễn từng sinh sống tại đây.

cung An Định Huế
Công trình này được xây dựng từ năm 1917

Địa điểm này còn nổi tiếng bởi sự quy mô, hoành tráng khi sở hữu lối kiến trúc vô cùng nguy nga, lộng lẫy.

Cung An Định đã được Nhà nước công nhận là di tích cấp quốc gia và được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

Nguồn gốc và lịch sử cung An Định Huế 

Cung An Định là một công trình độc đáo, nơi gắn bó với nhiều vị vua triều Nguyễn. Đến nay, tuy không còn hoạt động nhưng vẫn còn mang đậm những dấu ấn của lịch sử.

Nguồn gốc ra đời cung An Đinh Huế

Theo tourhue.vn được biết, vua Minh Mạng có tổng cộng 142 người con. Khi họ đến tuổi trưởng thành, nhà vua bắt phải ra ngoài xây dựng các Phủ Đệ. Mỗi người được quyền xây dựng một dinh cơ theo sở thích riêng.

cung An Định Huế
Cung An Định được xây dựng dựa trên mong muốn của vua Minh Mạng

Tất nhiên là có thể khác nhau về kiểu dáng, kiến trúc nhưng phải tuân thủ quy định, quan điểm trong kiểu kiến trúc nhà Nguyễn. Cung An Định Huế cũng được xây dựng trong bối cảnh này.

Hiện tại, Huế còn trên dưới 40 Phủ Đệ nằm rải rác ở nhiều khu vực, trong đó có nhiều căn đã xuống cấp như: Phủ Tuy Lý Vương, Lạc Tịnh Viên,…

>> Tham khảo: TOUR HUẾ 1 NGÀY TỪ ĐÀ NẴNG

Lịch sử cung An Định Huế

Tiền thân của cung An Định là phủ Phụng Hóa – nơi ở của Hoàng tử Nguyễn Phúc Bửu Đảo vào năm 18 tuổi (tuổi đủ để xuất phủ).

  • Năm 1916, Nguyễn Phúc Bửu Đảo (sau là Khải Định) cho xây dựng phủ An Định nhằm tạo ra một cơ ngơi to lớn để kỷ niệm nơi mình từng sinh sống. 
  • Năm 1917, cung An Định Huế chính thức được khởi công xây dựng với kiểu kiến trúc hiện đại.
cung An Định Huế
Giai đoạn đầu tiên cung An Định được xây dựng
  • Cuối năm 1918, đầu năm 1919 công trình hoàn thành. Nhà vua cũng cho mua thêm đất thổ cư ở phía sau để mở rộng khuôn viên cho gia đình sang sinh sống.
  • Thời điểm này, vua cho dẹp hết các nhà chính và phụ trong khuôn viên cũ để xây dựng nhưng công trình hiện đại theo phong cách phương Tây. Sử dụng vật liệu xi măng, cốt thép tạo sự chắc chắn. Sau đó đổi tên Phủ thành Cung – Cung An Định.
  • Từ 1919, vua Khải Định cho mời thầu cùng thợ mộc để xây dựng dinh thự hai tầng. Đến năm 1920 thì xây tiếp khu vực tầng 3, nhà hát và bốn phòng quay ra hướng Bắc.
cung An Định Huế
Công trình này phải mất nhiều thời gian để hoàn thành
  • Năm 1922, cung An Định Huế được ban lại cho hoàng tử Vĩnh Thụy (vua Bảo Đại sau này). Sau khi lên ngôi, ông cùng vợ con sinh sống và trải qua rất nhiều sự kiện ở đây. 
  • Năm 1945, cả gia đình vua Bảo Đại chính thức chuyển từ Hoàng cung ra đây sinh sống. Tuy nhiên chỉ được một thời gian ngắn, có có bà Từ Cung (mẹ của vua) ở tới năm 1949.
  • Năm 1954, chính quyền Ngô Đình Diệm chính thức tịch thu cung điện này. Bà Từ Cung cũng do mâu thuẫn với vua nên chính thức trao toàn bộ cung cho chính quyền này vào năm 1955.

Giờ mở cửa và giá vé vào cổng cung An Định Huế

Dưới thời 13 vị vua nên trên đất cố đô có rất nhiều cung điện nguy nga. Tham quan cung An Định, bạn hãy tìm hiểu trước thời gian mở cửa cũng như giá vé nhé!

Giờ mở cửa tham quan Cung An Định

Cung An Định Huế mở cửa cho du khách tham quan vào tất cả các ngày trong tuần, kể cả lễ và Tết. Vì thế, bất kể thời điểm nào thới Huế bạn đều có thể khám phá địa điểm này. Khung giờ mở cửa trong ngày thường cố định.

  • Mùa hè: từ 6h00 – 17h30
  • Mùa đông: từ 7h00 – 17h00
cung An Định Huế
Địa điểm này mở cửa tham quan từ sáng đến chiều tối

Dựa vào thời gian cụ thể này, bạn hãy sắp xếp và lên lịch trình chi tiết để có thể thoải mái khám phá cung cũng như các điểm khác một cách trọn vẹn.

Cung An Định Huế giá vé 

Cung An Định nằm trong quần thể các khu di tích của Huế có áp dụng thu vé tham quan. Vì thế, nếu muốn vào trong cung khám phá hay chụp ảnh cung An Định Huế bạn phải mua vé vào cổng. Giá vé cũng rất rẻ.

  • Đối với người lớn: 50.000đ/người
  • Đối với trẻ em: Miễn phí
cung An Định Huế
Trẻ em sẽ được miễn phí vé khi tham quan cung An Định

Bạn có thể mua vé tại cổng, tại văn phòng trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế ở số 23 Tống Duy Tân hoặc đặt vé online. Bạn cũng có thể đặt tour Huế 2 ngày 1 đêm có lịch trình đi qua cung An Định.

Di chuyển đến cung An Định Huế như thế nào?

Là một cung điện nguy nga, hơn nữa lại nằm cách trung tâm thành phố không hề xa. Do đó, hầu như du khách đến Huế đều dành thời gian khám phá nơi này. 

Phương tiện di chuyển

Sau khi đến Huế, bạn có thể lựa chọn nhiều kiểu phương tiện để tham quan cung An Định. Vì khoảng cách gần, đường đi dễ nên phương tiện nào cũng đều thuận tiện.

  • Taxi: Dịch vụ taxi ở Huế rất phát triển, nếu đi theo nhóm, gia đình bạn có thể bắt taxi để đi lại cho thoải mái, mát mẻ. Giá cước dao động từ 13.000 – 15.000đ/km.
Di chuyển đến cung An Định Huế
Bạn có thể sử dụng mọi phương tiện để di chuyển đến cung An Định
  • Xe ô tô: Thuê xe cũng phù hợp cho nhóm khách ít người nhưng chủ động hơn. Thuê xe có lái, không lái hay thuê theo điểm, theo ngày đều được.
  • Xe máy: Bạn muốn tự do, thoải mái khám phá cung An Định Huế và nhiều địa điểm khác với mức phí tiết kiệm thì xe máy là giải pháp tối ưu.

Ngoài ra, xe đạp, xích lô và xe ôm cũng là những hình thức di chuyển khá hay. Hãy cân nhắc lựa chọn theo nhu cầu nhé.

>> Tham khảo: Thuê xe máy Huế list 15 địa điểm cho thuê uy tín giao tận nơi

Đường đi cung An Định Huế

Tùy từng vị trí xuất phát của mỗi người mà sẽ có cung đường khác nhau. Tourhue.vn sẽ lấy điểm khởi đầu là cầu Trường Tiền để chỉ đường cho bạn.

Đường đi cung An Định Huế
Bản đồ đường đi đến cung An Định

Bạn chạy theo đường Hùng Vương, tới ngã tư thì rẽ vào Phan Đình Phùng. Đi thêm một đoạn ngắn là thấy biển cung An Định. Sau đó gửi xe ở bãi để xe trong cung hoặc gửi bên ngoài đều được.

>> Xem thêm: Nên đi du lịch Huế mùa nào tháng mấy là đẹp nhất?

Thời điểm tham quan cung An Định Huế phù hợp

Như đã nói ở trên, địa điểm du lịch Huế này mở cửa quanh năm, bạn có thể thoải mái đến tham quan vào bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, để có trải nghiệm trọn vẹn và chụp được những bức ảnh đẹp, hãy lựa chọn thời điểm phù hợp nhất.

Theo đó, thời gian đầu năm và giữa năm được cho là lý tưởng nhất. Bạn nên cân nhắc thực hiện một chuyến đi vào một trong hai khoảng thời điểm này.

cung An Định Huế
Lựa chọn thời điểm đẹp giúp chuyên đi của bạn trọn vẹn hơn

+ Tháng 1 – tháng 3: Đây là mùa xuân ở Huế, thời tiết lúc này mát mẻ và rất dễ chịu. Thỉnh thoảng có mưa nhưng ít và chủ yếu là mưa phùn. Cung An Định Huế khi này ngập tràn cây cối, hoa lá, rất đẹp.

+ Tháng 4 – tháng 8: Mùa hè ở Huế tuy trời khá nắng và nóng, xong đổi lại yên tâm vì không lo hành trình bị gián đoạn bởi những cơn mưa, thuận tiện di chuyển. Để tránh nắng, bạn hãy đi vào buổi sáng hoặc sau giờ chiều.

cung An Định Huế
Bạn có thể đi vào mùa xuân hoặc mùa hè

Tháng 9 cũng có thể cân nhắc một chuyến du lịch tới Huế. Vì chưa bước vào mùa mưa cao điểm nên vẫn có những ngày đẹp trời. Nhớ theo dõi thời tiết trước khi đi nhé!

Đặc điểm kiến trúc của cung An Định Huế 

Đến Huế, bạn nhất định phải đến cung An Định để tận mắt chiêm ngưỡng kho tàng nghệ thuật được ẩn dấu sau những lớp vữa che khuất khiến bạn vô cùng mãn nhãn.

Tổng quan về kiến trúc và nội – ngoại thất của cung An Định

Cung An Định Huế là một trong những công trình có diện tích mặt bằng và quy mô rộng lớn. Tuy vậy thời gian khởi công đến khi hoàn thanh lại sớm nhất so với những công trình còn lại dưới thời nhà Nguyễn.

Tổng thể kiến trúc của cung điện này được thiết kế, xây dựng và trang trí theo phong cách mới, khác biệt với các biệt cung khác. 

cung An Định Huế
Từ bên ngoài đến bên trong đều được đầu tư chăm chuốt tỉ mỉ

Từ kiến trúc, trang trí đến điêu khắc, hội họa đều mang đậm nét dung hòa Đông – Tây, Kim – Cổ đặc trưng trong lịch sử thẩm mỹ Huế.

Có thể nói, cung An Định Huế ra đời đánh dấu cho thời kỳ ở mỹ thuật Huế tiếp xúc và chịu ảnh hưởng của mỹ thuật phương Tây. Mặc dù có ảnh hưởng nhưng vẫn giữ gìn và phát huy tính thẩm mỹ của mỹ thuyền truyền thống dân tộc.

Thiết kế cung An Định chịu ảnh hưởng Đông và Tây

Các công trình lớn, nhỏ ở cung điện xây dựng bằng gạch, sắt thép và xi măng. Khuôn viên bên ngoài lấy cảm hứng từ các cung điện Pháp với sân vườn bao quanh. 

Nội thất bên trong được sắp xếp hài hòa như: phòng ốc, lan can, cầu thang,… nhìn vô cùng lộng lẫy như một tòa lâu đài của nhà quý tộc châu Âu.

cung An Định Huế
Nét kiến trúc phương Tây giúp cung điện thêm sang trọng

Thay vì sử dụng các họa tiết rồng, phượng, hoa hồng thì đã được thay thế bằng lá nho, hoa cúc, hoa sen.

Ngoài ra, kiểu kiến trúc phương Tây tại cung An Định Huế còn thể hiện qua các chi tiết: trụ cột, vòm cửa, hình ảnh bội tinh, các thiên thần, bắc đẩu,…

Mặc dù phong cách Gothic, Roman được khắc họa rất rõ ở cung điện này. Nhưng nó vẫn giữ được nét kiến trúc truyền thống của triều Nguyễn phong kiến.

cung An Định Huế
Tuy có hiện đại nhưng cung An Định vẫn giữ được nét kiến trúc truyền thống

Các chủ đề: Tứ quý, tứ linh, bát bửu và hoa văn cách điệu,… được sơn son thếp vàng.

Cùng với đó là nghệ thuật điêu khắc, khảm nổi bằng sành, sứ còn được sử dụng. Đây đều là những đặc điểm quen thuộc của kiểu kiến trúc phương Đông.

Cung An Định Huế và những điều hấp dẫn du khách

Bên cạnh Đại Nội Huế thì cung An Định được biết đến là điểm tham quan, check-in cực kỳ nổi tiếng của cố đô. Nơi đây không chỉ ghi dấu bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn có những điều đặc biệt hấp dẫn.

– Nơi gắn liền với nỗi niềm của Hoàng hậu Nam Phương 

Có lẽ những ai đã từng tìm hiểu về lịch sử Huế và cung An Định Huế đều biết rằng, công trình này gắn liền với nhiều nhân vật như: vua Khải Định, vua Bảo Đại, đặc biệt là Hoàng hậu Nam Phương.

Bà có tên thật là Nguyễn Hữu Thị Lan (người gốc An Nam), nổi tiếng là người phụ nữ có tài có sắc nhưng không may mắn có một tình yêu trọn vẹn.

cung An Định Huế
Cung điện này từng là nơi sinh sống của Nam Phương Hoàng Hậu

Với dung mạo thanh cao, gương mặt xinh xắn và tấm lòng nhân hậu, bà đã được vua Bảo Đại lựa chọn. Sau đó bà lên ngôi hoàng hậu. 

Tưởng chừng, cuộc hôn nhân này sẽ có cái kết đẹp nhưng nó đã nhanh chóng chấm dứt bởi sự có mặt của người phụ nữ khác.

cung An Định Huế
Bà cùng các con sinh sống ở cung một thời gian khá dài

Tuy nhiên không vì vua thay lòng đổi dạ mà bà có thái độ. Bà chọn cách im lặng sống cùng các con và mẹ chồng đến năm 1947. Sau đó rời bỏ cung An Định Huế, cùng các con sang Pháp định cư.

– Cung An Định được chọn làm bối cảnh phim và MV nổi tiếng

Vốn đã nói tiếng lại càng nổi tiếng hơn khi cung An Định được chọn làm bối cảnh trong bộ phim nổi tiếng – Gái già lắm chiêu. 

Trong phim, cung An Định Huế đóng vai trò là một biệt thự xa hoa, rộng lớn, trang trí rất nhiều khung tranh dát vàng. Đây là nơi ở của chị em Lý Gia là các nhân vật chính trong phim. 

cung An Định Huế
Bối cảnh cung điện trong bộ phim Gái già lắm chiêu.

Bãi đất trống phía sau Lầu Khải Tường cũng được tạo nên một khu vườn Bạch Trà rộng tới 500m2 với kinh phí đầu tư đến 2 tỷ đồng. 

Sau bộ phim này, cung An Định lại một lần nữa được lựa chọn để quay MV của nữ ca sĩ Hòa Minzy có tên là “Không thể cùng nhau suốt kiếp”. 

cung An Định Huế
Hình ảnh cung An Định trong MV của Hòa Minzy

Sự ra đời của MV đình đám này lại một lần nữa khiến du khách, đặc biệt là các bạn trẻ “đứng ngồi không yên”.

– Cung An Định Huế sở hữu hàng triệu góc check-in cổ kính

Không chỉ được các đạo diễn “nhắm” đến, cung An Định còn thu hút rất nhiều photographer, cả chuyên nghiệp lẫn nghiệp dư. Với sự sang trọng và nguy nga, cổ kính như trong truyện, nơi đây tạo ra vô vàn góc hình xịn sò.

cung An Định Huế
Sở hữu hàng triệu góc sống ảo xịn sò nên nơi đây thu hút rất đông bạn trẻ

Chính vì thế nơi đây được chọn để “săn” các tác phẩm nghệ thuật xuất sắc. Các tín đồ mê sống ảo, tới cung An Định Huế cũng tha hồ chụp choẹt.

Bạn chỉ cần chọn cho mình những bộ trang phục với style cổ cổ một chút hoặc những bộ đồ gam màu nổi bật với sắc vàng của cung. Như vậy sẽ dễ dàng sở hữu hàng loạt ảnh đẹp.

Các khu vực tham quan chính trong cung An Định Huế

Thuở đầu, cung An Định có khoảng 10 công trình. Trải qua thời gian cũng như sự tàn phá của chiến tranh, nơi đây chỉ còn lại một số công trình chính khá nguyên vẹn mà khi tới tham quan bạn đừng bỏ qua nhé!

+ Cổng chính

Cổng chính hay còn gọi là Cửa Cung là một công trình kiến trúc đặc sắc nhất của cung điện này. Cổng được xây bằng vôi vữa, theo lối tam quan với kết cấu 2 tầng. Trên đỉnh mái gắn một viên trân châu lớn.

cung An Định Huế
Tổng thể cổng chính của cung An Định

Tổng thể cổng cung An Định Huế được trang trí bằng nghệ thuật đắp nổi sành sứ và thủy tinh. Phong phú về cả màu sắc lẫn các hình tượng như: rồng, phượng, long, hổ, bầu rượu,…

Chính giữa là bức hoành cuốn thư ghi 3 chữ “An Định Cung” được đắp nổi bằng các mảnh sứ màu vàng đậm. Hai bên là hai câu đối cũng được ghép bằng sứ. 

Cửa cổng cũng được làm theo lối tam quan, khắc nhiều hoa văn cả mặt trong lẫn mặt ngoài.

cung An Định Huế
Cửa cổng cũng được chạm khắc nhiều hoa văn

Nói chung, các chi tiết khảm sành sứ của cổng chính và nghệ thuật trang trí, phối màu đã tạo nên điểm nhấn sinh động cho cung An Định Huế.

+ Đình Trung Lập

Ngay sau khi bước qua Cửa Cung là thấy Đình Trung Lập. Công trình này có kiến trúc nhỏ nhắn, xinh xắn với kết cấu hình bát giáp, xây trên hai tầng nền rất cao. Được che chở bởi hai lớp mái dạng cổ lầu.

cung An Định Huế
Kiến trúc của đình Trung Lập, tuy nhỏ nhắn nhưng rất ấn tượng

Mái đình gồm có hai lớp: lớp dưới có 8 cạnh và lớp trên 4 cạnh. Bên trong đặt bức tượng vua Khải Định được đúc theo tỷ lệ chuẩn 1:1. Các chi tiết trên bức tượng được khắc rất tỉ mỉ nên nhìn vào có cảm giác giống người thật.

+ Lầu Khải Tường

Địa điểm tiếp theo trong cung An Định Huế là lầu Khải Tường. Công trình này được xây từ năm 1917 và đến năm 1918 thì hoàn thành. Đây là công trình to lớn và có vai trò quan trọng nhất trong cung điện này. 

Vua Khải Định đặt tên là lầu Khải Trường với mong muốn sẽ là nơi khởi phát những điềm lành.

cung An Định Huế
Lầu Khải Tường được vua Khải Định cho xây dựng từ năm 1917

Lầu  được xây dựng theo kiểu kiến trúc Châu Âu, có quy mô lên tới 745m2, gồm 3 tầng, 22 phòng lớn nhỏ khác nhau. Nhìn tổng quan, tòa nhà rất đồ sộ, giống như một tòa lâu đài thời trung cổ.

Không chỉ gây ấn tượng với thiết kế bên ngoài mà khi đến cung An Định Huế bạn cũng sẽ trầm trồ bởi bên trong. Bên trong được đầu tư trang trí công phu, sử dụng những vật liệu nhập từ Châu Âu.

Mặt tiền của tòa nhà, nhất là gian ở giữa được trang trí phong phú nhất. Chủ yếu lấy từ Tây phương như: thiên thần có cánh, trụ vuông, trụ tròn, bình hoa, chùm nho,… Toàn bộ mặt trước sử dụng theo mô típ kiến trúc Roman xen lẫn phương Đông cổ.

cung An Định Huế
Bên trong lầu được trang trí hết sức tinh tế, sang trọng.

Nổi bật nhất phải kể đến những bức tranh treo tường có giá trị nghệ thuật cao và các đồ dùng nội thất ở tầng 1.

Tại khu tiền sảnh có 6 bức tranh, viền ốp bằng khung gỗ, chạm khắc hoa mai, lá sen. Tạo nên không gian thu hút, đẹp mắt.

+ Nhà hát Cửu Tư Đài

Khám cung An Định Huế, bạn đừng bỏ qua nhà hát Cửu Tư Đài. Nhà hát này được xây dựng trong giai đoạn 1922 – 1923 nằm ngay sau lưng Lầu Khải Tường.

Công trình nằm trên mặt bằng hình chữ nhật, diện tích khoảng 1.150m2, sức chúa tận 500 người. Đây là một hạng mục có giá trị cao về kiến trúc lẫn kiểu trang trí.

cung An Định Huế
Nhà hát Cửu Tư Đài trước kia

Vào tháng 2/1947, không may nó đã bị phá sập chỉ còn lại nền móng. Sau đó, Trung tâm bảo tồn di tích cố đô huế lên dự án phục hồi lại nhà hát này quay mặt về hướng Bắc, kết nối với lầu Khải Tường bằng dãy hành lang.

+ Bạch Trà Viên

Cung An Định Huế còn có một khu vực tham quan và lên hình siêu đẹp nữa là Bạch Trà Viên. 

Tòa nhà này được tô màu vàng, nằm đối lập với tòa chính trong cung. Sở hữu lối kiến trúc độc đáo và khuôn viên xanh tốt trải rộng khắp mọi nơi nên cực kỳ ấn tượng.

cung An Định Huế
Bạch Trà Viên – một tọa độ check-in rất nổi bật trong cung An Định

Được biết, công trình này được xây dựng nhằm phục vụ cho bối cảnh của bộ phim “Gái già lắm chiêu”. Sau khi bộ phim kết thúc đã trao tặng lại cho Huế để làm điểm tham quan, phục vụ khách đến check-in.

Gần Cung An Định Huế có những điểm lưu trú nào?

Địa điểm này nằm ở vị trí khá trung tâm, chỉ cách khu vực trung tâm và các điểm khác vài km. Do đó không khó để tìm được một khách sạn gần đó. Dưới đây là một vài địa chỉ tham khảo.

Melody Riverside Homestay

Melody Riverside Homestay chỉ cách cung An Định Huế 5 phút đi bộ. Đây là lựa chọn phù hợp cho những ai không đặt yêu cầu cao cho việc ngủ nghỉ và muốn tiết kiệm.

Khách sạn gần cung An Định Huế
Một căn homestay lý tưởng cho du khách tham khảo

Căn homestay này có 6 phòng nghỉ sạch sẽ, rộng rãi, phòng tắm riêng. Ngoài ra còn có cả phòng tập thể, phòng bếp, tầng thượng và nhiều tiện nghi khác.

Vì tọa lạc bên cạnh sông Hương nên nơi đây khá yên tĩnh, bạn hãy thử trải nghiệm nhé!

  • Địa chỉ: 20 Hải Triều, phường An Cựu, thành phố Huế
  • Số điện thoại: 0905 284 968

Thảo Nhi Hotel Huế

Cách cung An Định Huế 400m còn có Thảo Nhi Hotel. Khách sạn này vừa mới nâng cấp đầy đủ các tiện nghi như: điều hòa, tivi, nước nóng,… Không gian sạch sẽ, thoáng mát.

Khách sạn gần cung An Định Huế
Không gian của khách sạn Thảo Nhi Huế

Khách sạn nằm ở vị trí thuận tiện để di chuyển đến các địa điểm như Cầu Trường Tiền Đại Nội, phố Tây,… Ngoài ra, xung quanh còn có nhiều quán ăn, điểm mua sắm.

  • Địa chỉ: 12/386 Phan Chu Trinh, phường An Cựu, thành phố Huế
  • Số điện thoại: 035 777 211

Khách sạn Indochine Palace

Nếu bạn cần một không gian tiện nghi và đẳng cấp hơn thì khách sạn 5 sao này dành cho bạn. Indochine Palace mang đến một không gian sang trọng theo phong cách thuộc địa cùng các tính năng hiện đại.

Khách sạn gần cung An Định Huế
Indochine Palace – một không gian lưu trú đẳng cấp

Lưu trú tại đây, bạn sẽ có cảm giác như ở trung cung điện sang trọng. Ngoài ra, còn được tận hưởng nhiều tiện ích như: hồ bơi rộng lớn, hệ thống nhà hàng sang trọng, spa,…

  • Địa chỉ: 105A Hùng Vương, phường Phú Nhuận, thành phố Huế
  • Số điện thoại: 0234 3936 666

Đi chơi cung An Định Huế ăn gì ngon?

Huế không chỉ có các di tích lịch sử, các danh lam thắng cảnh, Huế còn có vô vàn món ăn ngon. Vì thế khi tham quan cung An Định, bạn đừng lo lắng không biết ăn gì.

Từ cung, bạn chỉ cần di chuyển vài trăm mét là bắt gặp rất nhiều quán ăn. Bạn có thể thưởng thức các món như: bánh bèo lọc nậm cung An Định Huế, bún bò Huế, bánh ram ít, cơm hến, bún hến, bánh canh Nam Phổ…

Bánh bèo cung An Định Huế
Bánh bèo ở cung An Định là món không thể bỏ qua

Đặc biệt, theo kinh nghiệm du lịch Huế, bạn đừng bỏ qua món bánh bèo cung An Định Huế trứ danh, đã ăn một lần là nhớ mãi không quên. Gợi ý một vài quán ăn:

  • Gốc bánh bèo Bà Cư – Cung An Định: 23/177 Phan Đình Phùng, phường Phú Nhuận
  • Quán Hương – Bèo Nậm Lọc Cung An Định Gia Truyền: Kiệt 148 Nguyễn Huệ
  • Tân Đông Dương Restaurant: 177 Phan Đình Phùng, phường Phú Nhuận, TP Huế
  • Bánh Cuốn Nóng An Nhiên: 171 Phan Đình Phùng, phường Phú Nhuận
  • Bánh canh Bò – Cá Cung An Định: 150 Nguyễn Huệ, phường Phú Nhuận

Địa điểm du lịch nằm gần cung An Định Huế

Bên cạnh cung An Định, Huế vẫn còn nhiều địa điểm hấp dẫn mà bạn nhất định phải khám phá. Vì vậy hãy sắp xếp thời gian hợp lý để có thể trải nghiệm hết. 

+ Đại Nội Huế

Đại Nội Huế cũng như cung An Định Huế là nơi sinh sống và làm việc của các vua chúa triều Nguyễn. Đây là công trình kiến trúc đỉnh cao, quy mô đồ sộ nhất lịch sử với thời gian xây dựng kéo dài trong nhiều năm.

Địa điểm du lịch gần cung An Định Huế
Tham quan cung điện nổi tiếng của cố đô Huế

Mặc dù đã trải qua hàng trăm năm nhưng Đại Nội Huế vẫn sừng sững, kiên cố với vẻ đẹp oai hùng. Đến tham quan nơi này, bạn sẽ được chiêm ngưỡng hàng trăm đền đài, cung điện, miếu thờ,… 

  • Địa chỉ: đường 23/8, phường Thuận Hòa, thành phố Huế
  • Giá vé: 200.000đ/người lớn, 40.000đ/trẻ em từ 7 – 12 tuổi.

>> Tham khảo: Kinh nghiệm khám phá Hoàng Thành Huế chi tiết từ A – Z

+ Sông Hương 

Từ cung An Định Huế đi thêm vài km là tới bờ sông Hương – “trái tim” của cố đô. Con sông được hợp thành từ hai dòng: Hữu Trạch và Tả Trạch, nhìn giống như một dải lụa mềm mại, góp phần tạo nên nét nên thơ cho thành phố này.

Địa điểm du lịch gần cung An Định Huế
Bất kỳ ai đến Huế đều không thể bỏ qua sông Hương

Bạn hãy tới và đi dạo ngắm cảnh sông Hương, cầu Trường Tiền hay thả đèn hoa đông, đi du thuyền sông Hương nghe ca Huế, chèo Sup,… đều rất thú vị.

  • Địa chỉ: thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế

+ Chùa Thiên Mụ

Dọc theo bờ sông Hương về hướng Bắc, bạn sẽ đến với chùa Thiên Mụ hay còn gọi là chùa Linh Mụ. Ngôi chùa này được xây dựng vào năm 1601, nổi tiếng linh thiêng bậc nhất xứ Huế.

Địa điểm du lịch gần cung An Định Huế
Chùa Thiên Mụ – Ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng.

Không chỉ mang nét đẹp cổ kính với kiểu kiến trúc ấn tượng, ngôi chùa này còn ẩn chứa nhiều bí ẩn, câu chuyện chưa có lời giải đáp. Vì thế, nơi này luôn thu hút đông đảo du khách tìm tới khám phá.

  • Địa chỉ: đồi Hà Khê, đường Nguyễn Phúc Nguyên, phường Phú Hòa, thành phố Huế
  • Giá vé: Miễn phí

Khám phá cung An Định Huế và một số lưu ý cần biết

Mặc dù Huế có nhiều địa điểm nhưng nhất định phải ghé cung An Định. Tuy nhiên, trước khi tới, bạn hãy lưu ý một số điều sau đây.

  • Đường đi tới cung An Định tuy ngắn và dễ nhưng để việc di chuyển suôn sẻ, hãy tham khảo lộ trình đường đi trước.
  • Đừng quên theo dõi tình hình dự báo thời tiết, dù là mùa nào Huế vẫn có thể có những cơn mưa bất chợt.
  • Cung An Định Huế là một di tích, do đó không nên mặc đồ thiếu lịch sự. Thay vào đó hãy chọn quần dài, quần quá gối, áo có tay hoặc đầm dài, áo dài,…
  • Tuân thủ quy định của ban quản lý, không được di chuyển các hiện vật, đồ đạc được sắp xếp trong cung để tránh rơi vỡ và mất logic.
cung An Định Huế
Tuân thủ các quy định khi tham quan cung điện
  • Giữ gìn vệ sinh của khuôn viên, không được vứt rác tùy tiện mà hãy bỏ rác vào thùng.
  • Mang theo mũ, nón, áo khoác, đặc biệt là phải bôi kem chống nắng để bảo vệ sức khỏe và làn da.
  • Hãy chuẩn bị những bộ trang phục thật đẹp và phù hợp với bối cảnh, bạn sẽ “rinh” được những bức hình đẹp.
  • Nhớ sạc pin cho điện thoại/máy ảnh để thỏa thích chụp choẹt và lưu lại những thước phim đáng nhớ.

>> Xem thêm: Cầu Trường Tiền Huế – Check in biểu tượng của đất cố đô

Cung An Định Huế không chỉ là nơi chứng kiến những dấu mốc vàng son trong lịch sử. Với vẻ đẹp hoàn hảo giữa kiến trúc Á – Âu tuyệt đẹp, nơi đây trở thành điểm check-in nổi tiếng được các tín đồ mê xê dịch yêu thích. Hãy đến để hiểu hơn về lịch sử dân tộc và chụp những bộ ảnh “để đời” nhé!

Trang – Tourhue.vn

Bài viết liên quan